Tùy tiện cho con dùng thuốc bổ, hiểm họa khôn lường!

Bổ sung dưỡng chất cho con sai cách tiềm ẩn nhiều hiểm họa khôn lường!

Mẹ cần làm gì để ngăn ngừa táo bón ở trẻ?

5 thói quen ăn uống hàng ngày có thể gây táo bón

ImmuneGamma - “tiêu diệt” tận gốc chứng táo bón ở trẻ

Tạm biệt táo bón với 5 loại trái cây sau

Cùng con vượt qua “cuộc chiến” táo bón

Khốn khổ vì bé biếng ăn

Mặc dù đã 12 tháng tuổi, song bé Bin nhà chị Thu Hoài (Đống Đa, Hà Nội) mới chỉ được 9 kg. “Cả hai vợ chồng mình rất đau đầu về tốc độ lên cân của con. Mỗi lần bé mọc răng là lại sốt, bỏ ăn. Nhìn con bỏ ăn, bỏ bú, tối ngủ mà bụng xẹp lép, mình thương và xót con lắm”, chị Thu Hoài chia sẻ.

Cùng chung nỗi lo với chị Hoài, chị Phương Thanh (TP. Thái Bình) tâm sự: “Cu nhà em đã 16 tháng mà mới được 9,3kg. Mỗi lần cho bé ăn là vật vã mãi mới được 1 bát cháo con, sữa ép mãi mới uống được 100ml, cả ngày chỉ có hai bát cháo con mà ăn mãi không xong. Nhiều lúc chỉ muốn hét thật to cho đỡ stress vì không biết bao giờ mới hết cảnh này”.

Cho bé dùng thuốc bổ, lợi bất cập hại!

Nghĩ con ăn uống không đủ chất, chị Thanh và chị Hoài quyết định cho con uống thêm thuốc bổ. Theo tư vấn của nhiều bậc cha mẹ khác, các chị quyết định mua vitamin tổng hợp có xuất xứ từ Mỹ, Nhật để bổ sung dưỡng chất cho con.

Thế nhưng, sử dụng các loại vitamin tổng hợp chưa được bao lâu thì các bé nhà chị Thanh, chị Hoài lại có những triệu chứng như đau bụng, táo bón, nôn trớ, buồn ngủ... Những dấu hiệu biếng ăn, gầy sút ở trẻ chẳng thấy được cải thiện.

Không nên tùy tiện cho bé dùng thuốc bổ

TS. Hoàng Kim Thanh - Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin - Truyền thông và Giáo dục, Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo không được cho trẻ sử dụng các loại thuốc bổ một cách tùy tiện. Việc bổ sung không hợp lý sẽ dẫn đến thừa vitamin, thừa vi chất. Một số chất dư thừa có thể tích lũy trong cơ thể, dẫn đến ngộ độc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

PGS.TS Trần Nhân Thắng - Trưởng khoa Dược, bệnh viện Bạch Mai  cho biết, những trẻ em dưới 1 tuổi dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ có bổ sung vitamin D thường xuyên với liều trên 400 UI một ngày có thể dẫn đến tình trạng tăng mức calci máu gây ra kích thích, co giật, chậm phát triển trí tuệ, nặng hơn có thể gây suy thận và tử vong. Thừa vitamin A kéo dài ở trẻ em còn khiến trẻ bị ngừng phát triển đầu xương, chậm lớn. Dùng quá liều vitamin C thường xuyên có thể gây sỏi thận, giảm sức bền hồng cầu, rút ngắn thời gian đông máu...

Giải pháp an toàn cho trẻ biếng ăn 

Nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn, chậm lớn ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân đặc biệt trong đó là do triệu chứng táo bón gây nên. Việc điều trị táo bón cho trẻ có thể đòi hỏi nhiều thời gian của các bậc cha mẹ, không nên tự ý mua các sản phẩm trị hoặc hỗ trợ trị táo bón hay ngưng sử dụng mà không có sự tư vấn của bác sỹ.

Táo bón - một trong những nguyên nhân khiến trẻ trở nên biếng ăn

Cha mẹ nên tìm mua cho con những loại sản phẩm giúp làm giảm triệu chứng táo bón có chứa thành phần lợi khuẩn như probiotics để trị tận gốc chứng táo bón, giúp trẻ dễ đi tiêu và cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ.

Hiện nay, nhờ kết quả của công nghệ sinh học mới, xuất phát từ probiotic, chất trợ sinh miễn dịch Immune Gamma đã được chứng minh giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh trong và ngoài đường tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng chống các bệnh thông thường... Ngoài Immune Gamma thì các thảo dược như Cao dền gai, Cao đơn kim, Cao huyền sâm cũng giúp nhuận tràng, nhuận táo, chống viêm hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em an toàn và hiệu quả cha mẹ có thể tham khảo để cho con sử dụng.

Hoài Thương H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ