Mòn răng, tụt lợi vì... đánh răng quá nhiều!

Đánh răng quá mạnh có thể gây nên hiện tượng tụt lợi

Bị tụt lợi chữa như thế nào?

Dùng miếng dán trắng răng: Không cẩn thận mất răng!

Dùng kem đánh răng nào khi bị nhiệt miệng?

Độc tố gây rối loạn nội tiết trong kem đánh răng, mỹ phẩm

Đánh càng mạnh, lợi càng thấp

Thời gian gần đây chị Nguyễn Thanh Thúy (Cầu Giấy – Hà Nội) thấy răng xỉn hơn trước, chị nghĩ có lẽ do thời gian gần đây mình uống nhiều cà phê. Với mong muốn có hàm răng trắng như trước đây, chị tăng thêm số lần đánh răng và mỗi lần đánh răng chị đều đánh mạnh hơn.

Sau gần 1 tháng áp dụng cách trên, răng chỉ không trắng mà chị lại bị chảy máu chân răng. Lúc này chị mới đi khám bác sỹ nha khoa. Bác sỹ kết luận chị bị tụt lợi, may mà tình trạng của chị chưa bị nặng, chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt là tình trạng tụt lợi sẽ được cải thiện.

Tụt lợi (còn gọi là tụt nướu) là hiện tượng lộ bề mặt chân răng do lợi di chuyển về phía cuống răng. Bệnh tụt lợi có thể do viêm nha chu các tổ chức xung quanh răng như lợi, các dây chằng quanh răng bị viêm, hoặc có thể do sang chấn khớp cắn. Khi sử dụng bàn chải quá cứng và đánh răng với lực quá mạnh cũng gây ra ảnh hưởng, làm sang chấn nha chu xung quanh răng và gây tổn thương đến vùng nha chu.

Tụt lợi có thể làm mòn răng

Khi bị tụt lợi, người bệnh đánh răng thường có hiện tượng bị chảy máu hoặc chảy máu tự phát. Tình trạng tụt lợi dễ gây ra dấu hiệu ê buốt do làm mòn răng. Nếu việc điều trị không kịp thời có thể làm mòn răng quá mức dẫn đến viêm tủy răng.

Trong trường hợp lợi tụt mạnh không còn che phủ bảo vệ được sẽ làm chân răng bị mòn dẫn đến chấn thương răng nghiêm trọng đòi hỏi việc điều trị tốn kém.

Phòng tránh tụt lợi thế nào?

Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để lấy sạch cao răng, kịp thời phát hiện nếu có hiện tượng viêm lợi, viêm quanh răng để có thể điều trị sớm phòng ngừa nguy cơ dẫn đến tụt lợi. Đối với những bệnh nhân bị tụt lợi do cao răng và mảng bám thì cần đến các phòng khám răng hàm mặt lấy sạch cao răng, giữ gìn vệ sinh răng thật tốt.

Đối với những người bị viêm nha chu nặng, phải tiến hành nạo vét các ổ viêm xung quanh răng. Trong trường hợp tụt lợi nặng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ và chức năng của răng thì cần phải tiến hành phẫu thuật ghép thêm lợi.

Nên khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm bệnh răng miệng

Để phòng ngừa tụt lợi, mọi người cần dùng bàn chải lông mềm vừa phải và ngậm nước muối thường xuyên sẽ làm lợi săn chắc hơn. Ngoài ra có thể sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ sung fluor để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng.

Nếu gặp tình trạng ê buốt răng thường xuyên thì người bệnh nên đánh răng bằng các loại kem đánh răng có chất chống ê buốt hoặc ngậm gel fluor dưới sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Trong trường hợp bị viêm lợi cần điều trị dứt điểm ngay.

Cần cọ rửa thật sạch bàn chải sau khi đánh răng. Vì nếu không vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn và kem đánh răng vẫn có thể sót lại cho lần đánh răng sau. Như vậy vô tình bạn lại đưa thêm vi khuẩn vào trong miệng. Ngoài ra, bạn không được dùng chung bàn chải với người khác để tránh mắc các bệnh lây nhiễm và vi khuẩn lan truyền.

Để có một hàm răng trắng khỏe, không bị mắc các vấn đề về răng miệng, bạn cần tuân thủ chặt chẽ việc chăm sóc răng miệng. Ngoài ra nếu có bất thường gì bạn cần đi khám nha khoa càng sớm càng tốt để các bác sỹ cho bạn lời khuyên và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt