Lưu ý tác dụng phụ khi dùng TPCN với thuốc chữa bệnh

Tương tác thuốc với thức ăn không hiểm bằng tác dụng phụ của thực phẩm chức năng

Làm sao giảm bớt tác hại khi dùng nhiều thuốc cùng một lúc?

Tương tác thuốc khiến bệnh nặng thêm

Cảnh báo nguy hiểm khi dùng thuốc tim mạch kết hợp thuốc viêm gan C

Cảnh giác với những tương tác thuốc nguy hiểm

Các nhà khoa học đến từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ CDC đã dựa trên số liệu của Nghiên cứu sức khỏe quốc gia Mỹ NHIS để tìm ra mối liên quan giữa việc sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) cũng như các phương pháp điều trị thay thế khác (massage, châm cứu, bấm huyệt…) kết hợp với thuốc đặc trị. Những TPCN này có thể là thảo dược hay các thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất…

Theo TS. Linda Lee – Bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa kiêm Giám đốc Trung tâm Tiêu hoá và Dược phẩm kết hợp Johns Hopkins Mỹ, một số loại TPCN còn có những tương tác đáng lo ngại khi sử dụng chung với thuốc theo toa. Đặc biệt, đối với bệnh nhân ung thư trải qua hóa trị hoặc xạ trị thì những TPCN này có thể gây nguy hiểm”, TS. Linda Lee cho biết thêm. Nói cách khác, rất có thể TPCN sẽ can thiệp vào những phương pháp điều trị bệnh theo chiều hướng tiêu cực.

Tương tác thuốc với thức ăn không nguy hiểm bằng tác dụng phụ của thực phẩm chức năng? (Ảnh minh hoạ)

Đồng quan điểm với TS. Lee, Dược sỹ Hsiang-Wei Lin Đại học Y Đài Bắc (Đài Loan) đã nghiên cứu 213 loại thảo dược và TPCN, 509 loại thuốc theo toa, so sánh với 882 trường hợp gây tác dụng ngược. Kết quả cho thấy: Hơn 42% phản ứng tương tác thuốc xảy ra do thảo dược và TPCN làm thay đổi tác dụng hóa học/vật lý tới cơ thể của thuốc Tây trong quá trình hấp thu, phân bổ, chuyển hóa và thải loại thuốc sau khi dùng; Trong số 152 tác dụng ngược được xác định, phần lớn liên quan đến hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.

Việc dùng TPCN có nguồn gốc cây cỏ như rễ hoa Echinacea, St John Wort (hỗ trợ chữa bệnh trầm cảm), dầu lanh, cao bạch quả và bổ sung calci hoặc sắt chung với thuốc theo toa có thể gây tác dụng ngược nhiều nhất: Nhẹ thì đau bụng, đau đầu, nặng có thể tức ngực, đau tim dẫn tới đột quỵ. Tác dụng phụ này đặc biệt rõ ràng nếu dùng chung với các loại thuốc Tây chữa các bệnh liên quan đến thần kinh trung ương và hệ tim mạch.

3 loại TPCN dễ gây tác dụng phụ nhất khi dùng chung với thuốc theo toa: Rễ hoa Echinacea, dầu lanh và Yohimbe 

Những người dùng thuốc warfarin (chống đông máu), insulin (chống đái tháo đường), aspirin (chống viêm, giảm đau, hạ sốt), digoxin (thuốc trợ tim) và ticlodipine (thuốc kháng tiểu cầu, ức chế ngưng tập tiểu cầu) cùng một lúc với thảo dược và TPCN (đặc biệt là TPCN bổ sung vitamin, khoáng cất và acid amin) thường bị tác dụng ngược nhiều nhất.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả TPCN và các phương pháp điều trị thay thế đều gây hại cho người bệnh mạn tính mà chúng còn hỗ trợ tích cực, thúc đẩy chữa bệnh nếu hiểu đúng, dùng đúng và làm đúng. Chính vì vậy, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế, dược sỹ trước khi dùng bất cứ loại TPCN nào.

Biết Tuốt H+ (Theo WTOP)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất