Trẻ cũng phải sống khỏe

Niềm đam mê giúp bạn trẻ luôn có động lực và tìm thấy ý nghĩa của đời sống - Ảnh tư liệu

10 bí mật bất ngờ cho làn da tươi trẻ, thách thức thời gian

Dưỡng chất giúp kéo dài tuổi trẻ, tránh xa tuổi già nên ăn ngay

30 tuổi bạn đã bắt đầu bị bệnh mạch vành?

Để da mịn màng và tươi trẻ hơn chưa bao giờ đơn giản như thế!

Tìm một công việc yêu thích

(Hui Zheng, giáo sư xã hội học Đại 
học Ohio)

Một nghiên cứu của Đại học Ohio nhận thấy công việc bạn làm khi 20 tuổi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn ở tuổi trung niên. 

Những người kém hạnh phúc với công việc của mình thời trẻ sẽ có nhiều khả năng gặp trầm cảm, stress và khó ngủ hơn khi về già. 

Chỉ số sức khỏe tâm thần của họ nói chung cũng kém hơn. Nếu có thể khuyên những người tuổi 20 chỉ một điều, lời khuyên là bạn hãy tìm một công việc mình thực sự đam mê.

Chính niềm đam mê đó sẽ giữ ta luôn có động lực và tìm thấy ý nghĩa của đời sống, giúp ta sống tích cực hơn, khỏe mạnh hơn và chúng tiếp tục tác động tích cực lên sức khỏe của ta.

Theo dõi cân nặng thường xuyên

(Susan Roberts, giáo sư dinh dưỡng Đại học Tufts)

Chẳng có gì nguy cho sức khỏe hơn là thừa cân trong thời gian dài, nhất là khi ta thường tăng cân nhiều nhất ở tuổi 20. Nếu theo dõi thường xuyên, bạn giảm ngay nếu thấy thừa đôi ba cân hơn là để đến lúc quá 10kg, sẽ khó giảm hơn.

Học nấu ăn

(Barbara J. Rolls, giáo sư khoa học dinh dưỡng Đại học Pennsylvania)

Nên tập trung học cách thay đổi để bữa ăn đa dạng mà vẫn ngon miệng, cũng như tăng phần rau củ quả và các nguyên liệu giàu dinh dưỡng khác. Khi mày mò nấu nướng với rau củ và các loại gia vị, bạn sẽ biết cách giảm lượng mỡ, đường và muối cũng như các loại calorie thừa khác vốn có trong thức ăn chế biến sẵn.

Bớt ăn đường

(Steven E. Nissen, chủ tịch phụ trách bệnh tim mạch thuộc Quỹ Cleveland Clinic)

Nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ dẫn đến béo phì và tiểu đường, cả hai đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đường được xem là calorie rỗng, tức năng lượng không chứa dưỡng chất nào cần thiết cho cân bằng ăn uống. Ngược lại, những “kẻ thù” truyền thống trong ăn uống như chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa) và muối đang được các chuyên gia dinh dưỡng nghiêm túc đánh giá lại.

Sống năng động

(Walter Willett, chủ tịch khoa dinh dưỡng Trường Sức khỏe cộng đồng - Đại học Harvard)

Hãy cố gắng đưa vận động vào đời sống mỗi ngày. Cố gắng vận động từ 
20-30 phút/ngày bằng cách đạp xe hoặc đi bộ đến chỗ làm.

Ăn nhiều rau

(Marion Nestle, giáo sư dinh dưỡng Đại học New York)

Luôn có những “chân lý” đơn giản: Ăn nhiều rau, tránh xa thức ăn vặt và sống năng động. Bí quyết ở đây là hãy ăn ngon, cái nào không thực sự tốt cho sức khỏe thì đừng ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên.

Kiểm soát khẩu phần

(Lisa R. Young, giáo sư dinh dưỡng Đại học New York)

Chúng ta không nhất thiết tuyệt đối không ăn một loại thực phẩm nào, mà hãy tập kiểm soát các khẩu phần. Nhưng cũng không nhất thiết phải quá chi li. Với các thức ăn bổ dưỡng như rau củ, nên ăn khẩu phần lớn hơn (chẳng ai mập lên vì ăn nhiều cà rốt hay chuối cả). Với thức ăn kém bổ dưỡng hơn như đồ ngọt, rượu bia và thức ăn chế biến sẵn, nên chọn khẩu phần ít hơn.

Tập thể dục sau tiệc tùng

(Barry Popkin, giáo sư dinh dưỡng toàn cầu Đại học Bắc Carolina)

Nếu lỡ ăn vặt và uống rượu bia quá nhiều, đặc biệt là do tiệc tùng cuối tuần, hãy cố gắng tập thể dục thật nhiều để loại bỏ số calorie thừa đó. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng từ thứ sáu đến chủ nhật, người trẻ trưởng thành thường tiêu thụ khoảng 115 calorie nhiều hơn các ngày trong tuần, chủ yếu là từ mỡ và chất cồn.

Tịnh Anh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn