Tự ý điều trị sốt xuất huyết, dễ tử vong

Sốt xuất huyết là một bệnh dễ lây truyền, bùng phát thành dịch

PTT Vũ Đức Đam trực tiếp chỉ đạo chống dịch sốt xuất huyết tại Tây Nguyên

Sốt xuất huyết có lây từ người này sang người khác?

Vì sao sốt xuất huyết dễ gây tử vong?

Hiểm họa sốt xuất huyết "giấu mặt" trong lọ hoa nhà bạn

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Từ đầu năm 2016 đến nay, cả nước ghi nhận 49.049 trường hợp sốt xuất huyết, có 17 trường hợp tử vong sốt xuất huyết (SXH). So với cùng kỳ năm 2015, số ca mắc SXH tăng gấp 3 lần. Riêng khu vực Tây Nguyên có số ca mắc chiếm gần 75% của cả nước. Nguyên nhân SXH tăng mạnh tại Tây Nguyên là do khu vực này không phải vùng lưu hành SXH phổ biến trong những năm qua nên miễn dịch cộng đồng thấp, khi có dịch dễ bùng phát nhanh. Bên cạnh đó, ý thức phòng dịch của người dân còn thấp. Ngoài ra, do ảnh hưởng của El Nino, nhiệt độ tăng, hạn hán kéo dài buộc các gia đình phải tăng trữ nước trong các dụng cụ, tạo điều kiện cho muỗi phát triển.

SXH đang bùng phát mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên

Theo ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Hà Nội: “Nếu những năm trước, virus SXH chỉ tập trung ở type huyết thanh D1, D2 thì năm nay xuất hiện cả D4. Tuy nhiên, cả nước chưa ghi nhận trường hợp SXH do muỗi biến đổi gien gây ra”.

Sai lầm khi điều trị dẫn đến tử vong

Tự ý sử dụng thuốc hạ sốt tùy tiện: Đối với SXH thì một số loại thuốc hạ sốt có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết và bệnh đang từ nhẹ chuyển sang nặng và vô cùng nguy hiểm. Đối với SXH thì một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết và bệnh đang từ nhẹ chuyển sang nặng và vô cùng nguy hiểm.

Thế nên, ngay khi thấy có dấu hiệu bị sốt, đặc biệt là ở thời điểm này thì ngay lập tức phải đưa bệnh nhân vào bệnh viện và không được sử dụng tùy tiện bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được các bác sỹ khám bệnh và điều trị.

Không tự ý dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt xuất huyết

Tự ý truyền dịch: Đây là sai lầm rất thường gặp vì đa phần mọi người đều nghĩ sốt thì cần truyền dịch. Tuy nhiên, nếu truyền dịch khi không thích hợp sẽ khiến xuất hiện những biến chứng nặng do thừa dịch như phù phổi cấp, suy tim do quá tải tuần hoàn. Đặc biệt với những bệnh nhân đang có những triệu chứng sốc hoặc phù nhiều, có bệnh lý về thận tuyệt đối không bù dịch bằng đường truyền.

Cạo gió, sử dụng các bài thuốc dân gian: Đối với nhiều người dân, cạo gió như một chiếc chìa khóa đa năng sử dụng cho rất nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, cạo gió sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân SXH vì có thể gây xuất huyết trầm trọng. Bên cạnh đó, không ít người còn tự ý sử dụng các loại thuốc dân gian. Chính điều này khiến bệnh không những không khỏi mà còn nặng hơn với các biến chứng nguy hiểm hơn.  

Cạo gió có thể gây xuất huyết trầm trọng

Cách điều trị sốt xuất huyết đúng

SXH có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, do vậy cần xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh để có thể tìm ra giải pháp điều trị kịp thời.

Giai đoạn điều trị ở nhà: Bệnh nhân chỉ có biểu hiện sốt đột ngột từ 2 đến 7 ngày, biện pháp điều trị là cần bù nước cho bệnh nhân.

- Giai đoạn cần đưa người bệnh nhập viện trong thời gian ngắn (12 - 24h): Bệnh nhân không thể điều trị bằng cách bù nước bằng đường uống thông thường kèm theo biểu hiện xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc.

- Giai đoạn cần đưa người bệnh nhập viện trong thời gian dài (>24h): Bệnh nhân có biểu hiện sốt li bì, chân tay lạnh, mạch đập yếu, ho, viêm họng, khó thở kèm theo các biểu hiện của giai đoạn 2.

Chú ý: Thông thường, quá trình diễn biến của bệnh từ 2 đến 7 ngày, nguy hiểm thường xảy ra ở ngày sốt thứ 4, thứ 5: Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đái ít, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ, huyết áp hạ; Nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp (biểu hiện của trụy mạch).

Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Từ đầu năm 2016 đến nay, cả nước ghi nhận 49.049 trường hợp, có 17 trường hợp tử vong sốt xuất huyết (SXH).

 So với cùng kỳ năm 2015, số ca mắc SXH tăng gấp 3 lần. Riêng khu vực Tây Nguyên có số ca mắc chiếm gần 75% của cả nước. Nguyên nhân SXH tăng mạnh tại Tây Nguyên là do khu vực này không phải vùng lưu hành SXH phổ biến trong những năm qua nên miễn dịch cộng đồng thấp, khi có dịch dễ bùng phát nhanh. Bên cạnh đó, ý thức phòng dịch của người dân còn thấp. Ngoài ra, do ảnh hưởng của El Nino, nhiệt độ tăng, hạn hán kéo dài buộc các gia đình phải tăng trữ nước trong các dụng cụ, tạo điều kiện cho muỗi phát triển.

Theo ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Hà Nội: “ Nếu những năm trước, virus SXH chỉ tập trung ở type huyết thanh D1, D2 thì năm nay xuất hiện cả D4. Tuy nhiên, cả nước chưa ghi nhận trường hợp SXH do muỗi biến đổi gien gây ra”.

Sai lầm khi điều trị  dẫn đến tử vong

Tự ý sử dụng thuốc hạ sốt tùy tiện: Sốt xuất huyết tuy chưa có thuốc đặc trị nhưng nếu được phát hiện sớm thì không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên nhiều gia đình đã không ý thức được sự nguy hiểm của nó nếu không được điều trị cẩn thận nên chủ quan cho uống thuốc hạ sốt khi có triệu chứng sốt. Đối với sốt xuất huyết thì một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết và bệnh đang từ nhẹ chuyển sang nặng và vô cùng nguy hiểm.

Một số hiện tượng sốt có thể mua thuốc hạ sốt để dùng nhưng đối với sốt xuất huyết thì một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết, và bệnh đang từ nhẹ chuyển sang nặng và vô cùng nguy hiểm.

Thế nên, ngay khi thấy có dấu hiệu bị sốt, đặc biệt là ở thời điểm này thì ngay lập tức phải đưa bệnh nhân vào bệnh viện và không được sử dụng tùy tiện bất kì loại thuốc nào khi chưa được các bác sĩ khám bệnh và điều trị.

Tự ý truyền dịch: Đây là sai lầm rất thường gặp vì đa phần mọi người đều nghĩ sốt thì cần truyền dịch. Tuy nhiên nếu truyền dịch khi không thích hợp không những bệnh không thuyên giảm còn khiến xuất hiện những biến chứng nặng do thừa dịch như phù phổi cấp, suy tim do quá tải tuần hoàn. Đặc biệt với những bệnh nhân đang có những triệu chứng sốc hoặc phù nhiều, có bệnh lý về thận tuyệt đối không bù dịch bằng đường truyền.

Nên những trường hợp điều trị tại nhà chỉ nên bù nước và điện giải cho người bệnh bằng đường uống. Có thể sử dụng dung dịch Oresol để pha với đúng liều lượng và cho người bệnh uống. Có thể dùng thêm nước trái cây (nước dừa, nước cam, nước chanh), hoặc nước cháo loãng với muối.

Cạo gió, sử dụng các bài thuốc dân gian 

-       Đối với nhiều người dân, cạo gió như một chiếc chìa khóa đa nặng sử dụng cho rất nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ nhấn mạnh hành động cạo gió sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân sốt xuất huyết vì có thể gây xuất huyết trầm trọng.  

-       Bên cạnh đó, không ít người còn tự ý sử dụng các loại thuốc dân gian. Chính điều này khiến bệnh không những không khỏi mà còn nặng hơn với các biến chứng nguy hiể

 

 

riệu chứng của bệnh sốt xuất huyết 

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh nên khi đã phát triển thành dịch, việc điều trị là vô cùng khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong).

- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.- Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%)

 

 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm