Trẻ thừa cân, béo phì: Nên làm gì?

Trẻ thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn đồ ngọt

Phụ nữ thừa cân, béo phì trước khi mang thai dễ gặp biến chứng nguy hiểm

Trẻ béo phì khiến bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn

Béo phì là nguyên nhân gây ra 13 loại ung thư?

Chỉ hơi thừa cân vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh mạn tính!

Bác sỹ Mary L. Gavin – Trung tâm Truyền thông Nemours về lĩnh vực chăm sóc y tế cho trẻ em (Nemours Center for Children's Health Media), trả lời:

Chào bạn!

BMI hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, là một phép tính sử dụng chiều cao và cân nặng để ước tính mức độ gầy hay béo của một người.

Xem thêm: Cách tính chỉ số khối cơ thể BMI

Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng, vì vậy, nhiều trường học đã thêm đo chỉ số BMI vào việc kiểm tra sức khỏe hàng năm của học sinh.

Trẻ thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp và đái tháo đường. Cha mẹ được khuyến khích thông báo thông tin này với bác sỹ - những người có thể giúp giải thích kết quả và đưa ra những lời khuyên phù hợp.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp trẻ duy trì cân nặng bình thường, khỏe mạnh:

- Khuyến khích trẻ hoạt động hàng ngày. Các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em cần vận động thể chất khoảng 60 phút mỗi ngày.

- Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau củ trong các bữa ăn chính và ăn nhẹ, khuyến khích trẻ ăn 5 hoặc nhiều phần mỗi ngày (mỗi phần ăn tương đương 85gr).

- Cho trẻ ăn với lượng vừa phải, phù hợp.

- Hạn chế đồ uống có đường, cho trẻ uống sữa ít chất béo hoặc nước thay thế.

- Giới hạn thời gian trẻ ngồi trước màn hình (như xem TV, chơi trò chơi điện tử, sử dụng điện thoại thông minh, máy tính hoặc các thiết bị khác) xuống dưới 2 giờ mỗi ngày.

- Chính cha mẹ cũng nên ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất, hạn chế thời gian ngồi trước màn hình, để làm gương cho trẻ. 

Chúc bạn sức khỏe!

An An H+ (Theo kidshealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị