Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?

Bệnh lý vàng da diễn tiến nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh

Bé một tháng tuổi vẫn vàng da có đáng lo?

Vàng da, vàng mắt có phải bệnh viêm gan?

Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể tử vong

Vàng da sơ sinh: Cẩn thận mất con!

Trả lời:

BSCKII Phạm Đỗ Ngọc Diệp - Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, cho biết:

Chào bạn! Có 2 loại vàng da sơ sinh: Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý xảy ra với hầu hết trẻ mới sinh, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sinh. Trẻ vẫn ngoan, ăn ngon, ngủ tốt; Nước tiểu và phân vàng, mỗi ngày đi đại tiện từ 2 đến 3 lần. Đến ngày thứ 10 - 15 da tự hết vàng mà không phải điều trị. Vàng da sinh lý không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và không gây nguy hiểm.  

Vàng da bệnh lý chiếm tỷ lệ khoảng 25 - 30% ở trẻ mới sinh. Đây là hiện tượng chất bilirubin tự do trong máu tăng quá cao. Da của trẻ có thể bị vàng ngay từ ngày đầu lọt lòng. Các vùng da bị vàng lan rộng rất nhanh, bắt đầu từ mặt, đến ngực, bụng rồi lan dần xuống hai tay, hai chân. Các triệu chứng kèm theo như trẻ ngủ li bì, bú ít, sốt cao. Nước tiểu trong, đi đại tiện một lần/ngày. Nguyên nhân chính gây bệnh vàng da là mẹ và con bất đồng nhóm máu APO hoặc Rh, hạ đường huyết, đa hồng cầu, bướu máu... 

Trẻ bị bệnh vàng da thường trở nặng ở những trường hợp sinh non, thiếu tháng, trẻ nhẹ cân. Vàng da sơ sinh bệnh lý nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể đưa đến biến chứng nguy hiểm là tổn thương não lâu dài và nặng hơn là tử vong sơ sinh. 

Để xác định chính xác nguyên nhân trẻ bị vàng da bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện để các bác sỹ thăm khám. Khi xác định chính xác nguyên nhân, bác sỹ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.  

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh! 

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị