Trẻ dễ bị loãng xương nếu xem TV suốt ngày

Trẻ nếu dành nhiều thời gian cho việc xem TV có nguy cơ cao bị loãng xương khi trưởng thành

8 cách đơn giản để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”

Cho trẻ xem thiết bị màn hình điện tử bao nhiêu là đủ?

Xem TV khiến não sớm lão hóa

Xem TV 1 giờ mỗi ngày, nguy cơ béo phì tăng gấp đôi

Trên Tạp chí Bone and Mineral Research, bà Joanne A. McVeigh - đến từ Đại học Curtin ở Perth, Australia đã chia sẻ nghiên cứu về tác động của việc xem TV của trẻ tới sức khỏe của xương sau này.

Cụ thể, các nhà nghiên đã khảo sát thời gian xem TV mỗi tuần của hơn 1.000 trẻ em và thanh niên Australia ở độ tuổi 5, 8, 10, 14, 17 và 20.

Kết quả cho thấy, khoảng 20% xem TV ít hơn 14 giờ mỗi tuần. 45% xem TV 14 giờ hoặc hơn mỗi tuần và 35% xem TV tăng từ mức dưới 14 giờ đến trên 14 giờ mỗi tuần trong những năm qua.

Sau khi loại bỏ các yếu tố như chiều cao, trọng lượng cơ thể, hoạt động thể chất, nồng độ calci, vitamin D, uống rượu và hút thuốc khi đến độ tuổi 20, các nhà nghiên cứu vẫn thấy rằng, nhóm xem TV trên 14 giờ mỗi tuần có hàm lượng khoáng trong xương thấp nhất, so với nhóm xem TV ít hơn 14 giờ và nhóm tăng từ mức dưới 14 giờ đến trên 14 giờ.

Các nhà nghiên cứu lý giải, xem tivi quá nhiều khiến các em lười hoạt động thể chất và dường như nó gây nên các phản ứng sinh lý làm thay đổi sự cân bằng hóa học trong cơ thể giữ cho xương mạnh khỏe. Vì vậy, cha mẹ cần hạn chế thời gian xem TV của trẻ ngay từ bây giờ.

“Cơ thể con người có mật độ khoáng trong xương cao nhất khi khoảng 22 tuổi, sau đó mật độ này giảm dần theo thời gian, kể cả khi chúng ta có thể làm chậm lại sự suy giảm bằng cách duy trì một lối sống tích cực và lành mạnh”, bà Joanne A. McVeigh nói thêm.

M. Hiếu H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ