Trẻ ngủ sớm sẽ giảm được nguy cơ béo phì

Trẻ ngủ sớm trước 8 giờ tối sẽ giảm được nguy cơ béo phì

Để trở lại giấc ngủ sau khi tỉnh giấc giữa đêm...

"Đào sâu" cho giấc ngủ cần những gì?

Tiền mất tình tan tất cả chỉ tại thao thức

Lợi ích của việc đi ngủ sớm cho phái đẹp

Theo một nghiên cứu của Trường Sức khỏe cộng đồng thuộc ĐH Bang Ohio, thói quen đi ngủ sau 9 giờ tối khiến trẻ nhỏ gặp nguy cơ béo phì gia tăng gấp đôi khi đến tuổi trưởng thành.

Sarah Anderson, đồng tác giả nghiên cứu và là trợ lý giáo sư ngành dịch tễ học cho hay, “Với cha mẹ, điều này càng khẳng định vai trò của việc đặt ra thói quen về giờ giấc đi ngủ cho con cái”.

Nghiên cứu đồng thời giúp các bác sỹ nhi khoa trang bị thêm những lời khuyên có cơ sở khoa học cho cho các bậc cha mẹ.

Anderson bổ sung, “Đó là những gì rất thực tế mà các gia đình có thể làm để giảm thiểu nguy cơ cho con cái họ, và nó cũng mang lại những lợi ích tích cực trong cách cư xử, và sự phát triển về xã hội, tâm lý tình cảm và nhận thức cho bọn trẻ”.

Sự phát triển cân nặng quá mức ở trẻ là một vấn đề nhức nhối trong xã hội Mỹ. Khoảng 17% - tức là khoảng 12,7 triệu trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng béo phì, theo con số thống kê mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật.

Béo phì có thể đặt trẻ vào cuộc chiến dai dẳng với các vấn đề về cân nặng và những biến chứng đi kèm như tiểu đường và tim mạch trong suốt phần đời còn lại. 

Nghiên cứu mới được đăng trên Tạp chí Nhi khoa thu thập số liệu của 977 trẻ em từng tham gia nghiên cứu về chăm sóc trẻ sơ sinh và phát triển của thanh niên. Dự án này theo sát tình hình của những em bé mạnh khỏe sinh ra tại 10 bang của Hoa Kỳ vào năm 1991.

Anderson và các đồng tác giả khác chia thời gian đi ngủ của trẻ mẫu giáo thành 3 nhóm: trước 8 giờ tối, từ 8 – 9 giờ, và sau 9 giờ tối. Các bà mẹ gửi báo cáo về giờ đi ngủ đặc thù của lũ trẻ khi chúng khoảng 4 tuổi tưỡi.

Các nhà nghiên cứu liên hệ thời gian đi ngủ của trẻ mầm non đến tình trạng béo phì khi lũ trẻ trở thành vị thành niên, tức là bình quân khoảng 15 tuổi.

Họ tìm ra sự khác biệt rõ rệt: chỉ 1 trong số 10 trẻ nhóm đầu tiên (trước 8 giờ tối) bị chứng béo phì khi lớn lên, so với 16% trẻ trong nhóm giữa và 23% nhóm cuối. Một nửa số trẻ trong nghiên cứu này thuộc nhóm giữa. Một phần tư thuộc nhóm đầu và một phần tư còn lại thuộc nhóm cuối.

Do môi trường tình cảm tại gia đình có thể ảnh hưởng đến thói quen giờ giấc đi ngủ, Anderson và đồng nghiệp cũng tiến hành phân tích tác động qua lại giữa người mẹ và lũ trẻ qua quan sát các video. Các nhà khoa học sử dụng phương pháp đo lường “sự nhạy cảm của mẫu tử” và nó bao gồm sự hỗ trợ từ bà mẹ, sự tôn trọng quyền tự chủ của trẻ...

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, có sự liên kết chặt chẽ giữa thời gian đi ngủ và tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ, không ảnh hưởng bởi chất lượng của mối quan hệ giữa bà mẹ - đứa trẻ. Nhưng đứa trẻ đi ngủ muộn nhất và các bà mẹ của chúng có chỉ số nhạy cảm thấp nhất thì cũng có nguy cơ béo phì cao nhất.

Nghiên cứu cũng cho biết, tình trạng đi ngủ muộn thường xảy ra với trẻ không phải da trắng, người mẹ không được giáo dục đầy đủ và sống trong gia đình có thu nhập thấp hơn.

Nghiên cứu trước đây chỉ ra mối quan hệ giữa thời gian giấc ngủ ngắn và tình trạng béo phì. Một nghiên cứu còn tìm ra mối tương quan giữa giờ đi ngủ muộn và tỷ lệ béo phì sau 5 năm sau. Anderson cho hay, nghiên cứu về giờ giấc ngủ mới này lần đầu tiên sử dụng số liệu về tình trạng béo phì thu thập được khoảng một thập kỷ trước sau khi những đứa trẻ đi học mẫu giáo.

Thu Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ