Trẻ mắc bệnh động kinh có thể đi học không?

Trẻ bị động kinh thường không tập trung khi học tập

Ketogenic – hy vọng của người bị động kinh

Động kinh - Ăn sao cho đúng?

Não ảo giúp giải mã động kinh

Đau đầu sau cơn co giật có phải do bệnh động kinh?

Theo GS.BS Lê Đức Hinh - Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, thì: "Đúng như bạn lo lắng, bệnh động kinh mà con bạn đang mắc phải có thể làm cho việc học ở trường của bé trở nên khó khăn".

Cũng theo GS.BS Lê Đức Hinh, trẻ mắc bệnh động kinh có thể gặp một số khó khăn khi đến lớp như:

Chậm chạp trong việc tiếp thu kiến thức: Trẻ có thể mất một thời gian lâu hơn để xử lý các thông tin mới hoặc hoàn thành các bài tập so với những đứa trẻ khác;

Không thể nhớ những gì đã học: Trẻ có thể học một chủ đề nhiều lần, nhưng lại không thể nhớ lại vào ngày hôm sau;

Vấn đề ngôn ngữ: Khó phát âm, nói và giao tiếp với người khác;

Trẻ không thể tập trung: Khi lên cơn co giật, trí nhớ của trẻ có thể bị gián đoạn khiến trẻ quên đi những gì chúng đã học. Trong một số trường hợp cụ thể, trẻ không thể nhớ được trước và sau khi bị động kinh đã xảy ra những việc gì;

Việc học bị gián đoạn: Nếu trẻ lên cơn động kinh hoặc cần uống thuốc ngay lập tức khi lên cơn ở trường, điều này sẽ làm cho việc học của trẻ ở trường bị gián đoạn. Trẻ có thể không thể theo kịp chương trình học cùng lúc với các bạn cùng lớp và bị tụt lại đằng sau;

Trẻ bị mệt mỏi do co giật: Não hoạt động bất thường làm trẻ co giật vào ban đêm hoặc ngủ kém ngon làm trẻ cảm thấy vô cùng mệt mỏi khi đi học vào ngày hôm sau. Kết quả là trẻ ít tiếp thu bài và không có hứng thú đi học;

- Một số thuốc chống động kinh có thể làm chậm quá trình xử lý thông tin ở một số trẻ, trong khi các thuốc chống động kinh khác làm trẻ thấy mệt mỏi, không muốn tiếp thu kiến thức và bài giảng trên trường".

Qua nhiều năm theo dõi nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng, sự thiếu hụt nồng độ chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA bên trong não bộ được cho là căn nguyên chính làm xuất hiện những cơn co giật, động kinh ở trẻ nhỏ. Ngoài bổ sung trực tiếp GABA thì việc sử dụng kết hợp một số hoạt chất sinh học tự nhiên có khả năng làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp kiểm soát cơn co giật được hiệu quả và lâu bền nhất. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hoạt chất Rhynchophyllin chiết xuất từ cây Câu đằng, không chỉ có tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh mà còn giúp tăng lượng GABA nội sinh, hỗ trợ làm giảm tần suất và mức độ các cơn động kinh, đồng thời đóng vai trò tương tự như một tiền chất dinh dưỡng giúp trẻ bị động kinh cải thiện khả năng tập trung, chú ý trong học tập. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị chuyên biệt dành cho trẻ động kinh có chứa Câu đằng và GABA là một gợi ý phù hợp với tình trạng bệnh này. 

Thanh Tú H+ (tổng hợp) 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị