Mẹ phải làm gì khi trẻ bị đau, nhức chân về đêm?

Nhiều trẻ thường bị đau, nhức chân về đêm khi bước vào giai đoạn phát triển.

Đau nhức cơ: Nguyên nhân và cách đối phó

Đầu gối đau nhức và tê cứng phải làm sao?

Dấu hiệu con bạn đang thiếu calci trầm trọng

Thiếu canxi và tình trạng viêm phổi ở trẻ

Tại sao trẻ hay bị đau, nhức mỏi chân về đêm?

Chị Lan (43 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Con gái tôi năm nay 12 tuổi, thường kêu đau nhức chân về đêm. Cứ đau là cháu không ngủ được, tôi lại xoa, bóp chân cho cháu. Hỏi kinh nghiệm từ một số bác sỹ quen, mọi người khuyên tôi cho cháu đi khám vì cháu có thể bị thiếu calci do hệ xương tăng trưởng nhanh”.

Chứng nhức mỏi chân ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu hay gặp là do hệ xương của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh, đặc biệt là xương cẳng chân. Thông thường trẻ trong độ tuổi từ 7-9 và trong độ tuổi dậy thì thường trải qua triệu chứng này.

Xương phát triển quá nhanh trong khi các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương như calci, vitamin D, sắt,… không được cung cấp kịp thời có thể gây ra các cơn đau, nhức cánh tay, cẳng chân ở trẻ.

Thiếu calci có thể gây ra các cơn đau, nhức cánh tay, cẳng chân ở trẻ em.

Ngoài ra, hệ xương phát triển quá nhanh trong khi hệ cơ không phát triển kịp (xương dài ra nhưng các sợi cơ chạy dọc ống xương không dài ra kịp) khiến cho các cơ bị kéo căng, gây đau cơ tại chân, tay của trẻ. Trẻ thường bị đau, nhức mỏi vào ban đêm vì đây là thời điểm xương phát triển nhanh nhất.

Cô Hằng (một dược sỹ tại Hà Nội) cho biết: “Trong các trường hợp trẻ bị đau, nhức chân về đêm liên quan tới quá trình tạo xương và phát triển chiều cao, bạn có thể cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung calci. Tuy nhiên, bạn nên cho bé đi khám bác sỹ để được tư vấn lượng calci, khoáng chất cần bổ sung phù hợp”.

Một vài lưu ý khi cho trẻ sử dụng sản phẩm bổ sung calci:

Bạn cần cân bằng lượng calci từ chế độ ăn hàng ngày và lượng calci bổ sung thêm cho trẻ: Lượng calci trong chế độ ăn hàng ngày khó có thể đo đếm chính xác. Thông thường trẻ chỉ nạp khoảng 20% lượng calci qua thức ăn, còn lại sẽ bài tiết ra ngoài. Thiếu calci trẻ sẽ bị còi xương, chậm tăng chiều cao, chân vòng kiềng,... Tuy nhiên tránh bổ sung dư thừa calci vì có thể gây sỏi thận, tăng huyết áp, xương cốt hóa sớm ở trẻ.

Thông thường, trẻ từ 7-9 tuổi cần bổ sung 1000mg calci/ngày. Trong khi đó trẻ trong giai đoạn dậy thì cần khoảng 1300mg calci/ngày.

Bổ sung calci phải chú trọng bổ sung vitamin D cho trẻ: Cơ thể muốn hấp thụ calci cần có vitamin D. Vitamin D có thể được bổ sung qua một số loại thực phẩm như trứng gà, các sản phẩm từ sữa, nấm... Ngoài ra, bạn nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 7-9 giờ sáng trong vòng 10-15 phút để bổ sung vitamin D cho cơ thể.

Cho trẻ đi ngủ đúng giờ: Xương phát triển nhanh nhờ có các hormone tăng trưởng. Các hormone này được sản xuất nhiều nhất sau 10 giờ đêm. Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và cho bé đi ngủ đúng giờ có thể giúp trẻ phát triển chiều cao tốt nhất, tránh tình trạng đau, nhức chân khi bé còn đang thức.

Vi Bùi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ