Trẻ đái dầm dễ bị hăm: Nên làm gì?

Trẻ hay đái dầm rất dễ bị hăm da

Món ăn tốt cho trẻ hay bị đái dầm

Một số bệnh dễ nhầm với chứng đái dầm ở trẻ

Các phương pháp đối phó với chứng đái dầm ở trẻ

Những nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ nhỏ

Tại sao trẻ hay đái dầm dễ bị hăm? 

Nhiều mẹ lầm tưởng rằng chỉ những trẻ đang phải dùng bỉm/tã mới hay bị hăm. Thực tế là trẻ hay đái dầm cũng rất dễ bị hăm, đặc biệt là những trẻ có làn da nhạy cảm. 

Da ướt: Trẻ đái dầm trong đêm, nếu bố mẹ không biết để thay quần áo cho con, hoặc để con nằm lâu ở phần giường bị ướt có thể khiến da bé bị ẩm ướt lâu. Nước tiểu cộng với vi khuẩn có trên da, quần áo, giường đệm có thể khiến da trẻ bị mẩn đỏ, phát ban. 

Nhiễm khuẩn hoặc nấm men: Với những trẻ hay đái dầm, bẹn, quần và giường ẩm ướt suốt cả đêm dễ khiến vi khuẩn và nấm men sinh sôi. Vi khuẩn và nấm men dễ gây ngứa ngáy, nổi mụn trên da, đặc biệt là tại các vết nứt hoặc nếp gấp trên da. 

Vệ sinh cho trẻ hay bị đái dầm để tránh bị hăm da

- Để phòng tránh bị hăm cho trẻ, ngay khi phát hiện thấy trẻ đái dầm, bố mẹ cần cởi bỏ quần bẩn của trẻ, dùng khăn bông sạch và mềm lau khô da cho trẻ, rồi mới mặc quần khác. 

- Tránh không để trẻ nằm trên phần giường bị ướt. 

Sau khi trẻ đái dầm, không nên cho trẻ nằm ở phần giường bị ướt

- Sáng hôm sau, ngay khi trẻ thức dậy, cần vệ sinh sạch vùng bẹn cho trẻ bằng nước sạch và xà phòng/sữa tắm. Giữ cho da sạch sẽ và khô ráo là cách tốt nhất để phòng tránh bị hăm. 

- Trong trường hợp vùng bẹn của trẻ bị ửng đỏ, nổi mụn nhỏ, mẹ nên dùng nước chè hoặc nước lá trầu không pha loãng để lau rửa cho con. Lá chè và lá trầu không đều có tính sát trùng, kháng khuẩn, làm se da, giúp vùng hăm nhanh lành.

Nước chè: Có thể dùng lá chè tươi hay khô đều được. Nếu dùng lá chè tươi, cần rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi kỹ. Rồi dùng nước này để lau rửa cho trẻ. Nếu dùng chè khô chỉ cần hãm như hãm nước chè, sau đó pha loãng với nước rồi rửa cho trẻ. 

Nước lá trầu không: Rửa sạch lá trầu không rồi cho vào nồi nước đun sôi. Lấy nước này để lau rửa vùng bẹn cho trẻ.

- Sau khi lau rửa cho trẻ xong, cần dùng khăn bông/khăn xô khô và sạch lau khô bẹn cho trẻ. Đừng bao giờ dùng máy sấy tóc kể cả ở mức thấp nhất để làm khô da bé, bởi điều này có thể khiến da bé dễ bị khô ráp, kích ứng.

Một vài biện pháp giúp phòng tránh hăm cho trẻ hay đái dầm

Dùng kem chống hăm

Ngoài việc lau rửa vệ sinh cho trẻ, mẹ cũng có thể bôi một lớp mỏng kem trị hăm lên da trẻ. Kem trị hăm giúp vết hăm nhanh lành, ngăn ngừa kích ứng da do cọ xát quá nhiều, đồng thời giúp nuôi dưỡng và tái tạo tế bào da. 

Không dùng xà phòng có mùi thơm

Sử dụng xà phòng không có mùi thơm để giặt quần áo cho bé, không dùng xả vải (nước xả làm mềm vải) bởi chúng có thể gây kích ứng da. 

Bổ sung probiotic

Bởi probiotic giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong ruột, điều này có thể làm giảm nguy cơ bị hăm, mẩn ngứa da. Ăn sữa chua là một cách đơn giản nhất để bổ sung probiotic cho cơ thể.

Vân Anh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ