Trẻ bị viêm họng: Những triệu chứng điển hình và cách điều trị tốt nhất

Trẻ bị viêm họng có thể ăn ít, đau đầu, nghẹt mũi...

Những loại tinh dầu giúp trị ho, viêm họng hiệu quả không ngờ

Cách sử dụng tinh dầu để giảm viêm họng, đau họng nhanh chóng

Viêm họng, ho kéo dài nên điều trị như thế nào?

Thường xuyên viêm họng khi thay đổi thời tiết phải làm sao?

Các triệu chứng viêm họng ở trẻ

Có thể trẻ đã bị viêm họng nếu trẻ xuất hiện đồng thời những triệu chứng như dưới đây:

- Ăn ít; 
- Hắt hơi; 
- Sốt nhẹ; 
- Nghẹt mũi; 
- Đau đầu; 
- Quấy khóc; 
- Sưng amidan; 
- Đôi khi đau bụng. 

Điều trị viêm họng ở trẻ thế nào?

Nói chung, không có cách điều trị viêm họng nếu là do nhiễm virus và trẻ bị viêm họng do virus có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, hãy cho trẻ uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Trẻ bị viêm họng do nhiễm khuẩn có thể sốt cao 39,5 độ C

Tuy vậy, cha mẹ không vì thế mà chủ quan khi thấy trẻ bị viêm họng. Lưu ý một số điều dưới đây sẽ giúp trẻ không bị biến chứng nặng hơn.

- Nếu bác sỹ nghi ngờ trẻ bị viêm họng do nhiễm khuẩn, có thể bác sỹ sẽ lấy mẫu tế bào từ cổ họng của trẻ.

- Bác sỹ sẽ đề nghị xét nghiệm liên cầu khuẩn nhanh (khoảng 10 phút). Nếu kết quả âm tính, có thể mẫu tế bào từ cổ họng trẻ sẽ được xét nghiệm lại để có kết quả chính xác (khoảng 1, 2 ngày sau).

- Nếu trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sỹ sẽ kê thuốc kháng sinh. Bạn nên cho trẻ dùng hết liều thuốc, ngay cả khi trẻ đã khỏe lại, để giảm nguy cơ tái phát. 

- Trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng, có thể trẻ cần phải nhập viện. 

Viêm họng có lây không? 

Nhiễm trùng do virus và vi khuẩn có thể rất dễ lây lan. Dưới đây là những gì bạn nên làm để ngăn không cho virus, vi khuẩn lan rộng hơn. 

- Rửa tay trước khi chăm sóc trẻ; 
- Thay tã cho trẻ thường xuyên, để riêng vật dụng cá nhân của trẻ; 
- Cho trẻ ở nhà cho đến khi trẻ cảm thấy khỏe. 

Nên làm gì để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn? 

- Cho trẻ uống nhiều nước; 
- Với trẻ còn nhỏ, bạn có thể pha thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào thức ăn của trẻ để tạo thành hỗn hợp nhão mịn. Đừng cho trẻ ăn những món ăn khó nuốt. 
- Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, hãy hỏi ý kiến bác sỹ về các loại thuốc giảm đau như ibuprofen và acemtaminophen. Đừng cho trẻ uống aspirin vì nó có liên quan đến Hội chứng Reye.
- Dùng máy tạo độ ẩm hoặc bình xịt hơi nước mát để tăng độ ẩm trong phòng, nếu không khí khô. Máy tạo độ ẩm hoặc bình xịt cần đảm bảo sạch sẽ để không phát tán vi khuẩn ra không khí. 
- Nên cho trẻ đi khám nếu trẻ sốt cao khoảng 39,5 độ C vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng liên cầu khuẩn cần phải dùng kháng sinh. 

An An H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ