Trẻ bị nổi hạch ở cổ do đâu?

Cha mẹ không nên coi thường khi bé bị nổi hạch

Liệu pháp chữa sưng hạch bạch huyết không cần kháng sinh

Nổi hạch ở tai và nách có đáng lo?

Phân biệt viêm VA và viêm amidan ở trẻ

Há miệng ra nào!

Bác sỹ Trương Anh Mậu - Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh

Chào bạn!

Hạch đóng vai trò quan trọng đối với khả năng đề kháng của cơ thể. Hạch thường sưng lên khi cơ thể chống chọi với sự viêm nhiễm gây ra do vi trùng gây bệnh tại chỗ hoặc bệnh toàn thân.

Với chức năng sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và sản xuất kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh, hạch trong cơ thể người nằm ở nhiều nơi như vùng cổ, nách và bẹn... Bình thường hạch chìm không sờ thấy, chỉ đến khi hạch phải hoạt động mạnh để chống lại bệnh tật thì mới sưng (nổi hạch). Ở trẻ em trong độ tuổi từ 4 - 12, tổ chức bạch huyết phát triển mạnh và rất nhạy cảm với các yếu tố nhiễm khuẩn nên hay bị nổi hạch vùng cổ, vùng dưới hàm, hạch có thể to nhỏ khác nhau. 

Nguyên nhân nổi hạch cổ có rất nhiều, có thể do nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,... Trên lâm sàng, người ta thấy căn nguyên nổi hạch cổ thường nằm ở vùng lân cận như tổn thương vùng răng miệng (viêm niêm mạc miệng, viêm quanh răng, viêm lợi, viêm quanh cuống răng,…), hoặc do tổn thương ở da vùng đầu - mặt - cổ, hoặc do viêm họng, viêm amidan. Ngoài ra, nổi hạch cổ cũng có thể là dấu hiệu của lao hạch, sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu cấp,…

Do nguyên nhân gây nổi hạch cổ có nhiều và phức tạp, cho nên để biết chính xác “thủ phạm” gây nổi hạch cổ và có cách điều trị. Trong trường hợp hạch cổ do viêm nhiễm, bệnh không nguy hiểm nếu trẻ được khám và chữa trị sớm. Ngược lại, nếu trẻ không được điều trị, các vi khuẩn, virus, phát triển gây bệnh nặng, thậm chí có thể gây nhiễm trùng toàn thân, nguy hiểm cho tính mạng. 

Ngoài ra, hạch cổ có thể bị nhầm lẫn với các bướu bã đậu hoặc bướu mỡ. Vì vậy, bạn nên đưa con tới bệnh viện để được bác sỹ thăm khám trực tiếp, kiểm tra vị trí hạch, kết hợp khám tổng quát và có thể làm thêm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chúc bé nhà bạn nhanh khỏi bệnh!

Thanh Tú H+ (Thực hiện)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị