Trẻ bị mộng du phải làm sao?

Mộng du thường xảy ra 1 - 2 giờ sau khi đi vào giấc ngủ, kéo dài từ 10 - 30 phút

Di truyền là một trong những nguyên nhân gây mộng du

Trẻ học được nhiều kỹ năng từ việc tự mặc quần áo

Dạy trẻ hướng thiện

7 cách giúp trẻ vượt qua sự nhút nhát

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard trả lời:

Người mộng du thường đi lại hoặc thực hiện các chuyển động khác (mặc quần áo, cởi quần áo, ăn uống, đi tiểu...) trong khi đang ngủ và không nhớ gì vào buổi sáng hôm sau.

Mộng du thường xảy ra 1 - 2 giờ sau khi đi vào giấc ngủ, kéo dài từ 10 - 30 phút. Mộng du thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Nguyên nhân là do bộ não của trẻ trong độ tuổi này chưa nắm vững được quy luật ngủ - thức như người lớn. Mộng du có tính chất gia đình và phổ biến hơn ở các bé trai.

Bạn không nên quá lo lắng vì tình trạng này có thể kết thúc khi hệ thống thần kinh của trẻ "trưởng thành" (khoảng 12 tuổi). Để giúp trẻ trở lại giấc ngủ bình thường, bạn không nên đánh thức bé mà chỉ cần nhẹ nhàng bế và đặt con trở lại giường ngủ.

Việc điều trị có thể không cần thiết. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị mộng du khiến gia đình lo lắng, bạn có thể thực hiện kỹ thuật "nhắc thức giấc" như sau: Theo dõi và ghi lại khoảng thời gian từ khi bé ngủ đến khi mộng du xảy ra. Trong một tuần sau đó, bạn đánh thức trẻ trước thời điểm bé mộng du khoảng 15 phút và giữ cho trẻ hoàn toàn tỉnh táo trong vòng 5 phút. 

Trẻ có thể bị mộng du khi quá mệt mỏi hoặc lo lắng. Bạn nên tạp cho trẻ thói quen thư giãn trước khi đi ngủ và không nên để trẻ ngủ muộn. Nên trò chuyện, tâm sự để giúp trẻ quên đi sự căng thẳng. 

Trong một vài trường hợp, bác sỹ có thể chỉ định trẻ uống thuốc ngủ hoặc thuốc chống lo âu ngắn hạn. Thôi miên hoặc phản hồi sinh học cũng là các phương pháp có thể giúp trẻ hết mộng du.

Để phòng trẻ bị thương trong khi mộng du, chú ý những điều sau:

- Không để các vật sắc nhọn hoặc dễ vỡ gần giường của trẻ.

- Lắp và khóa các cửa đầu trên cầu thang khi đi ngủ.

- Khóa cửa và cửa sổ.

TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.


PV (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị