Trẻ bị ho nhiều về đêm có nguy hiểm không?

Nếu bé bị ho kéo dài, không đỡ, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sỹ

Trẻ bị ho: Những cách trị dứt điểm

Trẻ bị hóc thạch nên làm gì?

Những điều cần biết khi trẻ bị ho

Trẻ bị ho có nên kiêng chất tanh?

Bác sỹ Nguyễn Thị Kiểm: Chào bạn, tôi nghĩ bạn không nên quá lo lắng về việc bé ho nhiều. Bởi ho là triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, ho cũng là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể nhằm tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đờm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật từ ngoài lọt vào như thức ăn, bụi... Do đó, ho được coi là một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp, giúp làm sạch đường hô hấp.

Sở dĩ bé nhà bạn không ho vào ban ngày vì thời điểm này bé đang ở tư thế vận động, các chất nhầy thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Ban đêm khi bé ngủ, các chất nhầy ứ đọng trong cổ gây kích thích ho. Chính đờm nhớt sẽ làm bé nghẹt thở, khó chịu không ngủ được và quấy khóc suốt đêm. Bé có thể đau bụng, ho đỏ mặt và cong người vì khi ho, các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ. Nếu đột ngột thấy trẻ ho sặc sụa, không bị sốt nhưng khó thở, mặt tái đi thì có thể do trẻ đã bị một dị vật vào đường hô hấp.

 ho về đêm cũng có thể do bị cảm lạnh, bị viêm mũi xoang nên đờm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi ngủ. Bé bị hen cũng hay ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm, dễ kích ứng về đêm. 

Khi bé bị ho nhiều về đêm bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để bé bớt cơn ho. Bạn có thể hấp mật ong với quất, mật mong với lá hẹ, chanh... chắt lấy nước cho con uống ngày 3 - 4 lần. Những cách này giúp bé nhà bạn giảm ho hiệu quả, đây cũng là những cách rất lành tính.

Bên cạnh đó, bạn hãy hạn chế cho con ăn uống sát giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất, giờ ăn và giờ ngủ của con cách nhau ít nhất một giờ đồng hồ. Trước khi cho con đi ngủ, hãy cho con uống một thìa mật ong ấm. Mật ong ấm sẽ giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn.

Khi ngủ, hãy kê cao gối cho bé, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Hãy giữ ấm cho bé khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến bé bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn.

Nếu bé bị ho nhiều, bạn nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu, hạ chế ăn các loại thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ… Tránh cho con xa các môi trường ô nhiễm như  nhiều khói thuốc, bụi đường… Điều này cũng khiến bé bị ho nhiều hơn.

Khi bé bị ho kéo dài, kèm triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng bố mẹ nên đưa con đến khám bác sỹ. Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh và thuốc giảm ho cho con khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ.

Bạn cũng nên chú ý rèn luyện sức khỏe cho bé, bảo đảm cho không khí trong nhà được lưu thông, thường xuyên đưa bé ra hoạt động ở ngoài trời.

Trẻ nhỏ khó thích ứng với không khí bên ngoài, chức năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể cũng chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, bạn phải tùy theo thời tiết mà mặc thêm quần áo cho bé. Máy điều hòa nhiệt độ không nên mở nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chệnh lệnh quá 5 độ C.

Chúc bé nhà bạn mau khỏi bệnh!

Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị