Tránh xa đồ ăn, mỹ phẩm, đồ gia dụng chứa 7 chất sau

Cần tránh những thành phần độc hại nào?

“Mùi thơm quần áo Mỹ” hóa ra lại rất độc hại

“Mùi thơm quần áo Mỹ” hóa ra lại rất độc hại

Đột phá mới trong điều trị ung thư đại trực tràng bằng thuốc không độc hại

Rau tươi tồn dư hóa chất cao nhất trong các loại nông sản

Thực tế, số lượng các thành phần độc hại là khá lớn, nên trong khuôn khổ bài viết này, Health+ sẽ giới hạn 7 thành phần phổ biến hơn cả có thể tìm thấy trong thực phẩm, nước giải khát, quần áo, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc và thực phẩm chức năng, chất tẩy rửa và vô số các sản phẩm thường dùng mỗi ngày.

Màu, chất làm ngọt và hương vị nhân tạo (artificial)

Mặc dù từ “nhân tạo” - “artificial” không luôn luôn đồng nghĩa với gây hại, tuy nhiên, đó là một yếu tố mà bạn cần cân nhắc kỹ trước khi mua, đặc biệt là đối với những sản phẩm mà bạn đưa vào bên trong cơ thể.

Theo nhiều nghiên cứu, màu, chất làm ngọt và hương vị nhân tạo có liên quan đến tình trạng hiếu động ở trẻ em, rối loạn hệ thần kinh, phản ứng dị ứng, phát ban, suy hô hấp, nhức đầu, đau nửa đầu, buồn nôn và nôn, rối loạn trí nhớ và chóng mặt.

Màu sắc, chất làm ngọt và hương vị nhân tạo có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến, nước giải khát, một số loại thuốc uống (cả không kê đơn và kê đơn), thực phẩm chức năng, mỹ phẩm và một số sản phẩm chăm sóc sức khoẻ cá nhân. Đặc biệt chú ý đến các thành phần nhân tạo trong bất kỳ sản phẩm nào cho trẻ em, vì cơ thể trẻ em dễ bị ảnh hưởng tiêu cực hơn đối với những chất này.

Hương liệu tổng hợp/fragrance

Có hơn 3.100 hóa chất tạo mùi thơm được sử dụng để làm cho các sản phẩm tiêu dùng có mùi hương. Để tạo ra các sản phẩm rẻ tiền, lợi nhuận cao, rất nhiều nhà sản xuất đã sử dụng hóa chất công nghiệp tạo hương như aldehyde, cetol… Các chất này có hàm lượng tạp chất cao. Bản thân các hoạt chất không gây ảnh hưởng mà tác hại chủ yếu nằm ở tạp chất. Tuy nhiên, mùi hương nhân tạo vẫn có những tác động tiêu cực tới sức khỏe con người.

Paraben

Các hợp chất tổng hợp thường được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm và các sinh vật có khả năng gây hại khác trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm, thuốc men, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Paraben (ví dụ như methylparaben, ethylparaben, butylparaben, propylparaben, isobutylparaben) cũng có thể được tìm thấy trong nhiều thực phẩm. Trên thực tế, khoảng 90% các mặt hàng tạp hóa có chứa một lượng lớn paraben.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng paraben được hấp thu qua da (hấp thụ 60% lượng chất trên da) và có thể phá vỡ chức năng hormone, đặc biệt là hoạt động có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú và các vấn đề sinh sản.

Natri lauryl/laureth sulfate

Đây là loại chất tẩy rửa rất phổ được các nhà sản xuất ưa chuộng vì giá thành rẻ và dễ tạo bọt. Đó là lý do tại sao bạn sẽ tìm thấy nó trong nhiều loại dầu gội đầu, xà bông, kem đánh răng và các mặt hàng chăm sóc cá nhân khác. Tuy nhiên, natri lauryl/laureth sulfate gây phát ban, kích ứng mắt và các phản ứng dị ứng khác. Một vấn đề khác với natri lauryl/laureth sulfate là một số sản phẩm có chứa các thành phần này cũng chứa chất gây ung thư được gọi là 1,4-dioxane được hình thành trong quá trình sản xuất.

Petrolatum

Bạn có thể thấy thành phần này được liệt kê trên nhãn với cái tên như sáp dầu/petroleum jelly hoặc dầu khoáng/mineral oil, nhiều người cho rằng nó khá an toàn và vô hại. Tuy nhiên, petrolatum có nguồn gốc từ dầu mỏ có thể bị ô nhiễm bởi hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), được phân loại là các chất có thể gây ung thư.

Petrolatum đã được tìm thấy trong các khối u vú và góp phần làm lão hóa sớm, làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá...

Phthalate

Phthalate có thể được tìm thấy không chỉ trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm có chứa nước hoa mà còn trong các sản phẩm hàng ngày, từ đồ chơi đến chất tẩy rửa, bao bì thực phẩm, dầu bôi trơn, thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng...

Phthalate có thể gây hại cho sự phát triển trí não, phát triển hành vi và sự phối hợp giữa các cơ ở trẻ, gây sinh non ở phụ nữ mang thai...

PERC

PERC còn được gọi là perchloroethylene hoặc tetrachloroethylene là một chất có nhiều trong sản phẩm giặt khô liên quan đến tổn thương hệ thống não và thần kinh, nó cũng được phân loại là chất gây ung thư cho con người. Tác dụng phụ của việc tiếp xúc với PERC bao gồm kích ứng đường hô hấp, rối loạn chức năng thận, thay đổi tâm trạng và thay đổi hành vi, chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, vận động kém, nhận thức kém và ảnh hưởng xấu tới sinh sản.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp