7 dấu hiệu cảnh báo chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh khiến phụ nữ suy nghĩ tiêu cực, chán nản

Câu chuyện một bà mẹ bỉm sữa bị trầm cảm sau sinh chỉ vì… rạn da

5 sự thật về chứng trầm cảm sau sinh mẹ bầu cần lưu ý

Phân biệt hội chứng baby blues và trầm cảm sau sinh

Những khoáng chất nên bổ sung để chống trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có triệu chứng tương tự như hội chứng baby blues. Tuy nhiên trầm cảm sau sinh thường kéo dài và nguy hiểm hơn baby blues. Trong một số trường hợp, trầm cảm sau khi sinh có thể bắt đầu từ một đến hai tháng sau sinh. Những người trầm cảm nặng dễ có những suy nghĩ làm tổn thương chính bản thân hoặc đứa trẻ.

Bạn có ý định muốn tự tử

Theo Tạp chí Archives of Women's Mental Health, tự tử do trầm cảm sau sinh là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tử vong ở các bà mẹ sau sinh (chiếm khoảng 20%). Nếu bạn đang có suy nghĩ muốn tự tử hãy thăm khám bác sỹ ngay. Bác sỹ sẽ cho bạn làm một bộ câu hỏi về cảm xúc và các triệu chứng phụ nữ thường gặp phải sau sinh (thang đo chỉ số trầm cảm sau sinh – EDPS). Thang EPDS không được sử dụng để chẩn đoán nhưng có thể chỉ ra được liệu bạn có những triệu chứng tương tự với trầm cảm và lo lắng hay không.

Bệnh trầm cảm sau sinh dễ khiến người mẹ có ý định tự tử

Tự làm tổn thương bản thân 

Hội chứng trầm cảm sau sinh có thể gây nguy hiểm đến người mẹ. Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh nặng sẽ dễ có nguy cơ tự làm hại bản thân mình hơn. Khi bạn có xu hướng muốn làm tổn thương bản thân, hãy nói chuyện với chuyên gia tâm lý ngay. 

Hay lo lắng và sợ hãi

Những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh thường xuyên cảm thấy lo lắng, hoảng hốt với những tình huống xảy ra xung quanh, dù cho đó là những sự việc hoàn toàn bình thường. Họ đôi khi cũng cảm thấy cơ thể đau đớn hoặc mệt mỏi mà không tìm được nguyên nhân chính xác. Thi thoảng, những bà mẹ này lại mất bình tĩnh và không kiểm soát được cảm xúc của mình. Điều này càng khiến cho họ càng thêm stress.

Những người mẹ bị trầm cảm sau sinh thường hay bị lo lắng, buồn bã kéo dài

Cảm giác buồn bã kéo dài

Trước khi sinh, bạn thường tưởng tượng về những niềm vui và ngọt ngào với đứa con sắp chào đời. Tuy nhiên, sau khi sinh, mọi thứ dường như trái ngược hoàn toàn, bạn cảm thấy mệt mỏi và tâm trạng thường xuyên buồn bã. Cùng với cảm giác buồn bã, khóc và mau nước mắt cũng là những dấu hiệu khác của chứng trầm cảm sau sinh. Nếu cảm giác buồn bã này kéo dài và không biến mất sau một hoặc hai tuần sau sinh thì có khả năng là dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh.

Chán nản khi chăm con

Các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh có thể gặp khó khăn trong việc chăm sóc con cái. Họ thường thiếu kiên nhẫn trong việc chăm sóc em bé, thậm chí cảm thấy thật phiền phức. Những lúc như vậy, phụ nữ rơi vào tình trạng ghét đứa con mình sinh ra, ghen tỵ với cuộc sống độc thân của những người chưa sinh conHọ thường cảm thấy chán nản khi thấy con khóc, họ cũng có thể bỏ mặc con cái và khiến trẻ gặp nguy hiểm. 

Khi bị trầm cảm sau sinh, bạn không cảm thấy gắn bó với đứa con, không vui khi được làm mẹ. Bạn không có hứng thú tìm hiểu về cách làm mẹ tốt nhất. 

Trầm cảm sau sinh khiến các bà mẹ chán nản khi chăm con

Khó khăn trong việc ghi nhớ

Khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ và không thể tập trung khi nấu ăn, chăm con... có thể là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh.

Bạn cảm thấy chán ăn

Phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh thường chán ăn (tuy nhiên trong một số trường hợp lại ăn nhiều hơn bình thường). Sự thay đổi này không hẳn chứng minh bạn bị trầm cảm sau sinh, nhưng nếu bạn cảm thấy chán ăn kèm theo các triệu chứng ở trên thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng trầm cảm sau sinh.  

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh