Trầm cảm: bệnh hiện đại có từ thời cổ đại

Trầm cảm - Làm sao trị?

TP.HCM: Nước từ hàng loạt trạm cung cấp nhiễm khuẩn Ecoli và Coliform

Giả dược công hiệu trong trị liệu trầm cảm

Phát hiện hàng trăm lít phụ gia thực phẩm có nguồn gốc Trung Quốc

Gia tăng bệnh trầm cảm ở người cao tuổi

Ở thời cổ đại, trường hợp trầm cảm đầu tiên được mô tả trong kinh thánh là hình tượng vua Saul tự sát bằng cách đâm kiếm vào người. Bước qua thế kỷ mới, những thiên tài như danh họa Van Gogh cũng mắc chứng trầm cảm có dấu hiệu báo trước với bức họa A sorrow man. Hiện nay, trầm cảm chính thức bùng phát ở mọi nơi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở phương Tây, người ta không còn xem trầm cảm là bệnh mà chỉ là một hệ quả thay đổi của tâm trạng trước nhịp sống quá nhanh. Theo ước tính trên hầu hết các tạp chí sức khỏe, cứ 100 người có đến 10 người bị bệnh này và xác suất bị bệnh này trong đời người có thể đến 15%. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiên lượng rằng, năm 2020 sẽ là năm của bệnh trầm cảm. Bệnh sẽ xếp thứ nhì dẫn đến tàn tật trên toàn thế giới và xếp hàng thứ nhất dẫn đến tàn tật ở các nước đang phát triển.

Điểm mặt triệu chứng

Hầu hết đối tượng trầm cảm sẽ cảm thấy đau đầu, đau ngực, đau lưng, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên… Trong đó đau đầu, nửa đầu hoặc đau nhức không rõ nguyên nhân là chứng bệnh phổ biến nhất. Chính điều này khiến nhiều người mất công đi chữa từng dấu hiệu bệnh mà vẫn không thuyên giảm. Tiếp đến là mất ngủ hoặc ngủ li bì, ăn quá nhiều hoặc quá ít. Lo lắng, bồn chồn với cấp độ tăng cao, có khi nổi giận vô cớ. Cấp độ vừa là khó tập trung, thờ ơ với mọi thứ và giảm hứng thú tình dục. Cấp độ nặng có thể hoang tưởng, tự sát…

Một số biểu hiện có thể hơi khác mô tả của bệnh nhân trầm cảm bao gồm: cảm giác do dự, đưa ra yêu cầu cao so với khả năng của chính mình và người khác, ủ rủ hoặc căng thẳng, khó thay đổi thói quen cũ, thiếu hứng thú với cuộc sống, thậm chí mất khả năng thích nghi với đám đông hoặc bị rối loạn lưỡng cực, quá buồn hoặc quá vui…

Gọi tên nguyên nhân...

Yếu tố sinh hóa: Do thiếu hụt Serotonin và Norepinephrine trong não bộ. Đây là 2 loại hormone giúp con người sảng khoái, hạnh phúc. Sự thiếu hụt 2 loại hormone này trong não sẽ gây ra vài triệu chứng như lo âu, dễ bực tức và mệt mỏi.

Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình, ông bà, cha mẹ, thậm chí cô, cậu… đã từng mắc trầm cảm thì tỉ lệ con cháu mắc bệnh sẽ rất cao.

Yếu tố nhân cách: Những người bi quan, hay tự đánh giá thấp bản thân, dễ bị tác động bởi các hoàn cảnh bất lợi thì dễ bị trầm cảm. Hoặc những người quá cầu toàn, quá tham vọng nhưng lại không đạt được mục đích.

Yếu tố môi trường: Người thường xuyên tiếp xúc với các cảnh bạo lực, sự ruồng bỏ, sự lạm dụng hay sự nghèo khổ thì sẽ dễ bị trầm cảm.

Yếu tố nội sinh: Có một số người dù không lâm vào hoàn cảnh trên, thậm chí rất thành công nhưng vẫn mắc chứng trầm cảm.

Và tìm lại chính mình

Theo nghiên cứu của các bác sĩ bệnh viện Tâm thần TP.HCM vào cuối tháng 4.2014 thì tỉ lệ trầm cảm ở nhóm kinh tế kém chiếm đa số, khoảng 76,9% số bệnh nhân đến thăm khám. Tỉ lệ bệnh nhân là nông dân chiếm 11,3% và người buôn bán là 12,5 % và tập trung ở giới văn phòng, trí thức. Bệnh nhân đa số tập trung nhiều ở các thành phố lớn, điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu ở nhiều nước. Điều bất ngờ là trầm cảm do mâu thuẫn gia đình lại tích tụ nhiều ở bệnh nhân nam với tỉ lệ 33,3 % và chỉ chiếm 14,9% tỉ lệ bệnh nhân nữ. Theo một số liệu cập nhật cũng từ Bệnh viện tâm thần Trung ương thì hiện nay đối tượng trầm cảm nữ là 51,1%, ở nam là 48,9%.

Có thể nói trầm cảm chính cơ hội để chúng ta nhận thức về hiện trạng của chính mình và là bước khởi đầu để chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn. Trầm cảm không phải là căn bệnh của riêng ai, bất kể người nào cũng có thể mắc phải. Gia đình hãy là nền tảng tốt nhất khuyến khích, động viên, giúp đỡ để họ tái hòa nhập, yêu đời và yêu cuộc sống. Lời khuyên cho tất cả đối tượng lao động trí óc, những người có nguy cơ mắc trầm cảm cao, là hãy cân đối dinh dưỡng, thay đổi bổ sung thực phẩm có chứa Omega 3,6,9, dành thời gian nghỉ trưa để thiền, tập nhấn F5 trí não giúp bản thân lướt qua bệnh trầm cảm. Hãy hành động ngay từ bây giờ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp