Trà Vinh: Bé trai tự tử bằng thuốc diệt cỏ

Bé trai đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM (Ảnh: Hiếu Hiền)

Chưa đầy 3 tháng, 6 người chết vì ngộ độc thực phẩm

Chớ dại ăn khoai mọc mầm

38 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Chưa ghi nhận vụ ngộ độc nào trong 7 ngày Tết

Tết vui, đừng để bị ngộ độc rượu

Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 ngày 1/3 trong tình trạng suy hô hấp, người tím tái. Người nhà cho biết do bị bố la mắng vì mải chơi điện tử nên cháu đã uống thuốc diệt cỏ với liều lượng lên đến 20 ml. Ngay sau khi phát hiện trẻ tự tử, người nhà đã ngay lập tức đưa cháu đến bệnh viện cấp cứu.

Theo các bác sỹ, đây là liều lượng rất lớn vì chỉ cần uống khoảng 5 ml là đã gây ra ngộ độc paraquat nặng. Bệnh nhi đã được lọc máu liên tục, dùng các thuốc khử độc. Tuy nhiên, do uống với liều lượng lớn nên tuy đã điều trị 5 ngày nhưng tình trạng cháu vẫn chưa được cải thiện, vẫn phải thở máy. Cháu bị tổn thương gan, thận và bị xơ phổi.

BS. Nguyễn Minh Tiến - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: “Khi trẻ được đưa vào đây, các bác sỹ thay huyết tương, lọc máu liên tục, dùng thuốc khử độc. Đến giờ vẫn phải thở máy. Ngộ độc paraquat là rất nặng. Nếu uống với liều lượng ít thì đến ngày 7 - 8 thì mới biểu hiện nặng, còn uống nhiều quá thì trong vòng 12 - 24 giờ sẽ diễn tiến xấu”.

Dấu hiệu nhận biết người bị ngộ độc thuốc diệt cỏ chính là bệnh nhân có những biểu hiện tại chỗ là viêm da, viêm kết mạc, long móng. Người bệnh có triệu chứng nôn, đau rát, loét niêm mạc miệng, họng, thực quản, thượng vị… Có thể suy hô hấp sớm nếu nặng (tổn thương phổi, xuất huyết phổi) hoặc có biến chứng tràn khí màng phổi, trung thất, sau đó hôn mê.

Để đảm bảo tính mạng cho người bị ngộ độc thuốc diệt cỏ cần sơ cứu tạm thời trước khi đưa bệnh nhân nhập viện. Các nguyên tắc ưu tiên ban đầu khi xử trí bệnh nhân ngộ độc cấp nói chung là đảm bảo thông thoáng đường thở, sau đó là các biện pháp hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.

Gây nôn là cách sơ cứu hữu hiệu khi bị ngộ độc thuốc diệt cỏ. Làm càng nhanh càng tốt, trong vòng một giờ đầu gây nôn bằng cách cho bệnh nhân uống 200 ml nước (100 ml nước muối sinh lý với trẻ em), tiếp theo dùng một que dài một đầu quấn bông hoặc vải, bảo bệnh nhân há miệng, ngoáy que bông vào góc hàm kích thích nôn. Khi nôn, để bệnh nhân đầu thấp tránh sặc vào phổi.

Nếu có thể, nên cho uống siro ipeca 30ml (người lớn); 10 – 15 ml ở trẻ em, sau 15 phút sẽ gây nôn. Nếu bệnh nhân tiếp xúc qua mắt, da..., cần rửa da, rửa mắt liên tục với nhiều nước trong 15 phút, sau đó đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Trước đó, cũng có 2 trường hợp ngộ độc paraquat nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và rất may mắn có một trẻ đã được cứu sống. Mỗi năm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận khoảng 5 - 10 trường hợp trẻ tự tử vì một số lí do như bị bố mẹ la mắng, buồn chuyện gia đình, chuyện tình cảm, áp lực học tập... Đối với trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ cần quan tâm nói chuyên với trẻ thường xuyên về các khúc mắc trong cuộc sống. Nếu trẻ có sai, phụ huynh cần nhẹ nhàng bảo ban, tránh to tiếng, cãi cọ với trẻ. 

M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn