TP.HCM: Hơn 400 người bị chó cắn trong Tết

Ghi nhận tại tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM có hơn 400 người tiêm ngừa dại do mới bị chó cắn (Ảnh minh họa)

Ngộ nghĩnh hình ảnh các bé với vật nuôi

Nguy cơ virus Ebola lây truyền qua vật nuôi

Chó nghi dại liên tục tấn công người và vật nuôi

Giun đũa chó mèo - Một thủ phạm gây mày đay

30 triệu đồng phẫu thuật giới tính cho... mèo

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM chia sẻ, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, Bệnh viện đã tiếp nhận gần 1.300 người đến tiêm ngừa dại. Trong số đó, có hơn 400 người tiêm ngừa dại do mới bị chó cắn, số còn lại tiêm theo lịch. Trung bình mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận gần 50 người bị chó cắn mới, cao điểm nhất là ngày 30 Tết với 74 trường hợp đến tiêm ngừa dại.

Nguyên nhân bị chó cắn chủ yếu là do chọc chó, chủ nhà không trông coi cẩn thận. TS.BS Vĩnh Châu cho biết thêm do ngày Tết, chỉ duy nhất Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tiêm ngừa 24/24 giờ nên người dân tìm đến tiêm ngừa đông.

Để đề phòng trường hợp bị chó cắn, BS. Châu cho biết, với trẻ em cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Không để trẻ đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo. Người lớn không đến gần súc vật lạ, không chọc phá vật nuôi nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ. Chủ nuôi cần tiêm phòng bệnh dại cho chó trong nhà.

Nếu chẳng may bị chó cắn, đầu tiên cần trấn tĩnh và xem xét ngay vết thương (Vết thương xước da hay chảy máu? Vết thương có sâu và rộng hay không? Có bao nhiêu vết thương? Vết thương ở vị trí nào trên cơ thể…) sau đó tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da.

Chú ý rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu. Dùng dung dịch sát khuẩn để sát trùng vết thương. Để miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Cuối cùng đến cơ sở y tế để được các bác sỹ kiểm tra và tiêm vaccine phòng dại.

Sau khi bị chó cắn, bên cạnh việc theo dõi sức khỏe của chính mình, gia đình cũng cần phải theo dõi chó trong vòng 10 ngày xem chúng có phát bệnh dại hay không. Người chủ nuôi cần xích vật nuôi lại để kiểm tra và tốt nhất trong khoảng thời gian này không cho chó tiếp xúc gần với con người.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn