10 tiến bộ y học thế giới đáng kinh ngạc trong năm 2017

Điểm lại 10 phát hiện mang tính đột phá về y học trong năm 2017.

Hành trình vì người bệnh: Y đức song song với tiến bộ y học

Đột phá y học: Curcumin giúp điều trị ung thư tuyến tụy kháng hóa trị

Tri ân người hiến xác cho y học

Thủ tướng: Y học cổ truyền là một kho báu

Công nghệ đang gây hại thế nào tới sức khỏe của bạn?

10. Tử cung nhân tạo

Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo được thiết bị tử cung nhân tạo có khả năng nuôi dưỡng thai nhi rất non tháng phát triển bình thường trong khoảng một tháng. Thiết bị này đã được thử nghiệm thành công trên 8 bào thai cừu. Tử cung nhân tạo bao gồm một túi nhựa trong chứa đầy nước ối tổng hợp. Dây rốn của bào thai được nối với một máy cung cấp chất dinh dưỡng, tương tự bánh rau.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, thiết bị này được chế tạo ra chỉ nhằm mục đích cho những em bé sinh non có thể tiếp tục phát triển trong môi trường an toàn giống như tử cung trong một thời gian dài hơn. Những người chế tạo ra thiết bị này hy vọng sẽ kiểm tra nó trên người trong vòng 3 - 5 năm tới.

9. Phôi lai người - lợn đầu tiên

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell vào đầu năm 2017, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Sinh học ở Salk, California (Mỹ), cho biết lần đầu tiên đã tạo thành công phôi lai người – lợn với tên khoa học là Chimera, bằng cách nuôi bào thai lợn chứa tế bào người. Nghiên cứu này đã mở ra hy vọng sản xuất nội tạng người ở những loài khác trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu hy vọng có thể sử dụng chúng trong cấy ghép để đối phó với tình trạng thiếu nội tạng hiến tặng trên toàn cầu. 

8. Vaccine cúm từ ếch

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Immunity vào tháng 4/2017, các nhà khoa học đến từ trường Đại học Y khoa Emory Mỹ cho biết, họ đã phát hiện ra chất nhờn tiết ra trên da của một loài ếch Ấn Độ có tên Hydrophylax bahuvistara có chứa peptit Urumin có thể phá huỷ hoàn toàn virus cúm mà không gây tổn thương đến các tế bào trong cơ thể người.

Thử nghiệm trên loài chuột đã cho thấy urumin có thể bảo vệ chuột khỏi một số chủng cúm H1. Tuy nhiên, urumin lại không hiệu quả đối với các dòng cúm hiện đại khác như H3N2.

7. Đột phá mới trong điều trị ung thư da

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Michigan (Mỹ) đã khám phá ra một loại thuốc có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do u hắc tố, một dạng ung thư da nguy hiểm nhất. 

Thí nghiệm về tác dụng của thuốc với tế bào u ác tính, cho thấy loại thuốc này làm giảm sự lan rộng của ung thư. Ngoài điều trị u hắc tố ác tính, hợp chất này cũng sẽ được kiểm tra về khả năng ngăn chặn sự lan rộng của các loại ung thư khác trong vài năm tới.

6. Xóa bỏ những ký ức đau buồn

Bằng cách xóa bỏ tạm thời hoặc vĩnh viễn những ký ức đáng sợ, đau đớn, liệu pháp mới của các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học California (Mỹ) đã được thử nghiệm thành công trên loài chuột, hứa hẹn tương lai có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân mắc chứng suy giảm nhận thức hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương.


5. Bảo vệ người đột quỵ nhờ nọc độc nhện

Bằng cách thử nghiệm tiêm nọc độc của loài nhện Funnel-Web, một trong những loài nhện nguy hiểm nhất thế giới, lên loài chuột bị đột quỵ nhân tạo, các nhà khoa học Australia đã phát hiện một loại protein mang tên H1a có thể làm giảm mức độ tổn thương trong vùng vỏ não giữa đến 80% khi dùng trong 2 giờ sau đột quỵ. Thậm chí, protein này vẫn có thể hạn chế tổn thương não tới 65% ngay cả khi chúng được đưa vào cơ thể trong 8 giờ sau đột quỵ.

Dự đoán, nếu thử nghiệm trên người thành công, đây sẽ là loại thuốc đầu tiên chống lại tổn thương não do đột quỵ.

4. Đảo ngược quá trình lão hóa

Một chất chuyển hóa gọi là NAD+ có mặt trong tất cả các tế bào và rất quan trọng đối với quá trình sửa chữa đã được nhóm nghiên cứu đến từ Đại học New South Wales phát hiện và công bố vào tháng 3/2017.

Kết quả sau khi thử nghiệm tiêm hóa chất này trên loài chuột già cho thấy chúng có biểu hiện tăng khả năng sửa chữa tế bào hư hỏng. Sau một tuần, tế bào của chuột già được thử nghiệm hoạt động tốt ngang với các tế bào của chuột trẻ hơn.

3. Phát hiện sớm ung thư nhờ nano quang học

Cuối năm 2017, các nhà khoa học tại Đại học Rutgers (Mỹ) đã tìm ra phương pháp phát hiện sớm ung thư ngay từ giai đoạn đầu tiên nhờ nano quang học, nhanh và chính xác hơn cả chụp cộng hưởng từ.

Thử nghiệm trên chuột cho thấy, sau khi tiêm nano quang học vào cơ thể, các khối u nhỏ trên chuột có thể được phát hiện dễ dàng nhờ ánh sáng hồng ngoại phát ra. Các nhà khoa học dự kiến sẽ áp dụng phương pháp này trong vòng 5 năm tới.

2. Phát hiện đột phá chữa cảm lạnh

Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Edinburgh Napier (Scotland) đã phát hiện các chất kháng khuẩn peptide có trong hệ miễn dịch tự nhiên của người và động vật, liệu pháp này giúp tiêu diệt virus Rhino ở người - tác nhân chính gây ra cảm lạnh và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm trùng đường hô hấp do virus.

1. Sửa ADN trong phôi người

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã thành công trong việc chỉnh sửa ADN trong phôi người mà không gây ra những đột biến tai hại không mong muốn bằng cách đưa tinh trùng mang đột biến gene di truyền gây ra bệnh tim, thụ tinh với trứng. Sau đó dùng công nghệ chỉnh sửa gene mới để cắt chính xác các gene đột biến giúp ngăn ngừa được bệnh di truyền ở F1.

Nguyên Hương H+ (Theo Listverse)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn