Hậu quả đáng sợ của táo bón mạn tính

Táo bọn mạn tính có thể gây sa trực tràng, nứt hậu môn và bệnh trĩ

Những "thủ phạm" dẫn đến táo bón mạn tính ở trẻ em

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị táo bón mạn tính

Những điều cần biết về bệnh lý táo bón mạn tính ở trẻ em

10 cách tự nhiên chữa táo bón mạn tính

1. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những hậu quả thường gặp nhất do táo bón mạn tính kéo dài. Nguyên nhân là do táo bón mạn tính khiến phân tích tụ lâu trong trực tràng, làm ngăn cản việc lưu thông máu từ tĩnh mạch trong hậu môn và trực tràng trở về tim, điều đó khiến các tĩnh mạch ở đây bị giãn ra và trở nên dị thường.

Ngoài ra, táo bón lâu ngày còn làm tăng áp lực lên bụng dẫn đến căng động mạch ruột, làm nặng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch và đẩy chúng ra khỏi vị trí thông thường ở trong mô. Kết quả là có thể gây trĩ nội, trĩ ngoại và một số bệnh lý khác.

Theo Học viện Bác sỹ Gia đình Hoa Kỳ, bệnh trĩ nội thường không gây đau đớn nhưng lại khiến người bệnh bị chảy máu rất nhiều khi đi tiêu. Ngược lại, bệnh trĩ ngoại lại có thể gây đau, rát, ngứa và nhạy cảm cực độ.

2. Nứt hậu môn

Các chuyên gia y tế tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe Mayo Clinic (Mỹ) nói rằng, táo bón mạn tính có thể gây ra các vết nứt trên da ở xung quanh hậu môn, còn được gọi là nứt hậu môn. Đây là kết quả của việc khi phân khô cứng tạo ra ma sát và áp lực lên cơ vòng của hậu môn. Những người bị nứt hậu môn thường kêu ca về những cơn đau, ngứa và có máu xuất hiện trong phân hoặc quần lót.

Trong một số trường hợp, các vết nứt hậu môn có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến mưng mủ, áp xe và cần phải thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, hầu hết nứt hậu môn sẽ tự lành lại sau khi người bệnh giải quyết được táo bón.

Để cải thiện tình trạng táo bón mạn tính, ngoài việc thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ và tăng cường hoạt động thể chất, người bệnh có thể sử dụng thêm một số sản phẩm, thực phẩm chức năng giúp bổ sung các lợi khuẩn, lấy lại sự cần bằng đường ruột và giảm táo bón.

3. Sa trực tràng

Sa trực tràng xảy ra khi trực tràng bị kéo dài ra do sự tích tụ phân trong thời gian dài, khiến các mô xung quanh trực tràng bị giãn, rơi ra ngoài cơ thể và nhô ra ngoài hậu môn.

Người bị sa trực tràng thường bị rò rỉ một lượng phân nhỏ, cảm giác đi vệ sinh không hết, ngứa, đau và chảy máu…

Theo Hiệp hội Bác sỹ Phẫu thuật Trĩ và Trực tràng Hoa Kỳ, điều trị sa trực tràng sẽ cần phải thực hiện các cuộc phẫu thuật để điều chỉnh.

Quang Tuấn H+ (Theo Livestrong)

Sản phẩm gợi ý: thực phẩm chức năng cốm Bio-acimin Fiber:

Là sản phẩm thuộc thương hiệu Bio-acimin, BioAcimin Fiber được đặc chế dành riêng cho trẻ táo bón, thành phần bao gồm chất xơ tự nhiên Synergy 1 và men vi sinh. Synergy 1 là sự kết hợp hiệu quả giữa chất xơ hoà tan Inulin và FOS, được chiết xuất từ thực vật, khi được bổ sung vào đường tiêu hoá, chúng hút nước, trương nở tạo hệ gel nhớt làm mềm và tăng thể tích phân, kích thích nhu động ruột giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Men vi sinh Lactobacillus acidophilus và Bifido bacterium là những chủng vi khuẩn có lợi ở đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Nhờ sự kết hợp của chất xơ tự nhiên Synergy 1 và các men vi sinh, TPCN Bio-acimin Fiber giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón của trẻ nhờ 3 tác dụng:
- Làm mềm và tăng thể tích phân
- Kích thích nhu động ruột
- Bảo vệ hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ

Nguyên liệu nhập khẩu 100% từ Châu Âu

Website: www.bioacimin.com

Hotline: 19006436

XNQC: 01681/2016/XNQC-ATTP

* Sản phẩm/thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa