Tin vui cho tín đồ thích kem, bơ nhưng sợ bệnh tim mạch

Nghiên cứu mới cho thấy rằng chất béo bão hòa, như được tìm thấy trong bơ, có lẽ không làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Chất béo bão hòa giúp giảm cân và tránh đái tháo đường

Bổ sung magne giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường

Ăn pho mát giúp phòng tránh một số bệnh tim mạch

Trong một nghiên cứu can thiệp ăn uống mới đây của Na Uy (nghiên cứu FATFUNC) công bố trên American Journal of Clinical Nutrition, GS. Simon Nitter Dankel và các đồng nghiệp đã đặt câu hỏi và lật lại giả thuyết cho rằng chất béo bão hòa không tốt đối với hầu hết dân số.

Lý thuyết này đã thống trị y văn trong suốt hơn 50 năm qua. Quan điểm hạn chế chất béo bão hòa để giúp cho cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ bệnh mạn tính đã là đặc trưng trong các hướng dẫn sức khỏe từ nhiều thập kỷ.

Chỉ đến gần đây, các nhà khoa học và các tổ chức y tế có ý kiến ​​trái ngược về sự nguy hiểm của chất béo bão hòa. Ví như Hội Tim mạch Mỹ (AHA) đồng ý với lời cảnh báo của chính phủ và nhắc lại rằng việc tiêu thụ chất béo bão hòa có thể dẫn đến mức cholesterol "xấu" trong máu có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim. Trong khi đó, Hội Dinh dưỡng và Chuyên gia dinh dưỡng lại khuyến nghị không nhấn mạnh vai trò của chất béo bão hòa trong sự phát triển của bệnh tim, do thiếu bằng chứng liên kết.

Đa số các thực phẩm giàu chất béo bão hòa tự nhiên đến từ các nguồn động vật, bao gồm thịt và các sản phẩm sữa. AHA cho biết khuyến nghị hạn chế chất béo bão hòa - như chất béo được tìm thấy trong bơ, pho mát, thịt đỏ, và các loại thực phẩm từ động vật khác - dựa trên nhiều thập kỷ nghiên cứu khoa học.

Theo đó, nhóm của GS. Dankel đã thử nghiệm nguy cơ béo bão hòa trên 38 nam giới bị béo bụng. Các đối tượng được chia thành hai nhóm và theo chế độ ăn rất nhiều chất béo, ít carbohydrat hoặc ít chất béo, nhiều carbohydrat trong 12 tuần.

Các nhà nghiên cứu đo khối mỡ ở vùng bụng, gan, và tim. Họ cũng đánh giá các yếu tố nguy cơ Tim mạch.

Kết quả cho thấy, "Khẩu phần chất béo toàn phần và chất béo bão hòa rất cao không làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch", Ottar Nygård, bác sĩ chuyên khoa tim mạch tham gia nghiên cứu cho biết.

"Những đối tượng có chế độ ăn rất nhiều chất béo cũng có những cải thiện rõ rệt trong một số yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng, như dự trữ mỡ khác chỗ, huyết áp, mỡ máu (triglyceride), insulin và đường huyết", ông nói thêm.

"Chúng tôi xem xét tác động của chất béo toàn phần và chất béo bão hòa trong bối cảnh của một chế độ ăn lành mạnh giàu thực phẩm tươi, ít chế biến sẵn và bổ dưỡng, bao gồm lượng lớn rau và gạo thay cho các thực phẩm làm từ bột", nhóm nghiên cứu cho biết. "Các nguồn chất béo cũng là chế biến ít, chủ yếu là bơ, kem, và các loại dầu ép lạnh."

Khẩu phần năng lượng, protein, axit béo không bão hòa chuỗi đa, và các loại thực phẩm là tương tự nhau ở cả hai nhóm, với sự thay đổi chủ yếu ở số lượng. Lượng đường phụ gia được giữ ở mức tối thiểu.

Khẩu phần năng lượng của cả hai nhóm chủ yếu trong phạm vi bình thường. Những đối tượng tăng khẩu phần năng lượng vẫn thấy một giảm trong dự trữ mỡ và nguy cơ bệnh tim.

"Phát hiện của chúng tôi cho thấy nguyên tắc chủ đạo của một chế độ ăn lành mạnh không phải là số lượng chất béo hoặc carbohydrat, mà là ở chất lượng của các loại thực phẩm chúng ta ăn".

Nghiên cứu FATFUNC thách thức giả thuyết cho rằng con đường dẫn đến bệnh tim từ chất béo bão hòa được lát bằng sự gia tăng nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) "xấu" trong máu. Các nhà nghiên cứu không chỉ thấy cholesterol LDL không tăng đáng kể, mà còn thấy chế độ ăn giàu chất béo chỉ liên quan với gia tăng nồng độ cholesterol "tốt".

 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch