Việt Nam đứng thứ 5 khu vực về số người nhiễm HIV

Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Lưu ý khi hiến máu và truyền máu để tránh HIV

Cà Mau: Mỗi tháng phát hiện có gần 15 người bị nhiễm HIV

Bước đột phá y học mới: Đã có thể chữa trị hoàn toàn HIV

Dù có thành công, vẫn chưa thể chữa trị dứt điểm HIV/AIDS

Thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tại lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1/12, diễn ra tại Đà Nẵng sáng 27/11.

Đại dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội, tương lai giống nòi của các dân tộc. Cho đến nay, thế giới vẫn còn hơn 36 triệu người nhiễm HIV hiện đang còn sống và khoảng 40 triệu người đã tử vong do AIDS kể từ đầu vụ dịch. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam đã kiểm soát được tốc độ gia tăng của các ca nhiễm mới HIV, giảm số người tử vong do AIDS. Tuy nhiên, tình hình lây nhiễm bệnh có nhiều diễn biến phức tạp.

Đại dịch HIV/AIDS là mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe nhân loại

Năm 2016 là năm thứ 3 dịch HIV/AIDS giảm cả 3 tiêu chí (giảm số người nhiễm mới, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS). Tuy nhiên, tình trạng nhiễm HIV vẫn còn diễn biến phức tạp. Mỗi năm nước ta có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện. HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam.

Hiện nay, tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bình quân chỉ đạt khoảng 40%, chỉ bằng 1/2 so với mức 79% (tỷ lệ người dân nói chung của cả nước) có thẻ BHYT. Các nguyên nhân khiến tỷ lệ người nhiễm HIV có thẻ BHYT thấp gồm: Điều kiện kinh tế rất khó khăn, không có tiền mua thẻ BHYT; Nhiều người nhiễm HIV sống lang thang, không có hộ khẩu, không có nơi cư trú ổn định nên không được hưởng các chính sách hỗ trợ BHYT của Nhà nước (kể cả là người nghèo); Lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử nếu tham gia BHYT...

HIV/AIDS chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, nhưng với sự tiến bộ của y học, các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp điều trị HIV/AIDS tối ưu, đó là thuốc kháng virus (ARV). Với khả năng ức chế sự nhân lên của virus trong cơ thể và giảm thiểu tải lượng virus xuống dưới ngưỡng phát hiện, thuốc ARV mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe người nhiễm HIV cũng như cho toàn xã hội.

Theo ước tính, từ năm 2017 nước ta bắt đầu thực hiện chi trả thuốc ARV từ nguồn BHYT, chiếm khoảng 15% số bệnh nhân; Tăng dần trong những năm tiếp theo và phấn đấu đạt 70% bệnh nhân điều trị HIV/AIDS được thanh toán qua BHYT vào năm 2020. Nếu thực hiện được theo lộ trình này, kinh phí cho thuốc ARV từ nguồn BHYT chiếm 1.050 tỷ đồng, chiếm 36,0% tổng kinh phí ARV.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội