Nguy cơ cao xuất hiện đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong hội nghị. Ảnh: Trần Minh

Dịch COVID-19: Việt Nam thêm 2 ca mắc mới, Bộ Y tế ra thông báo khẩn

Hải Phòng phát hiện hai ca COVID-19, tìm người đi trên chyến bay VJ458

Nam bệnh nhân Hà Nội tái dương tính sau gần 1 tháng xuất viện

Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung vaccine phòng COVID-19

Hội nghị kết nối đến tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, các điểm tiêm chủng tại hơn 700 điểm cầu trên toàn quốc.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, Việt Nam kiểm soát thành công 3 đợt dịch COVID-19. Đợt dịch cuối cùng tại Hải Dương có số ca nhiễm khá cao. Đến nay vẫn có một số ca mắc rải rác.

Trước tình hình dịch trên thế giới, các nước trong khu vực như Myanmar, Campuchia,… còn phức tạp. Nước ta lại có đường biên giới dài, rộng. Tại biên giới Tây Nam gần như không có đường biên, chỉ có cột mốc trên cánh đồng. Quản lý xuất nhập cảnh đường biển hết sức khó khăn. Việc nhập cảnh trái phép diễn ra phức tạp.

Điều đang nói, trong sáng nay, Việt Nam ghi nhận 2 ca mắc mới nhập cảnh trái phép qua đường biên giới vào Phú Quốc.

Bộ trưởng bày tỏ quan điểm: “Chúng tôi rất quan ngại vấn đề có thể xuất hiện đợt dịch thứ 4 ở nước ta nguy cơ cao và mang tính hiện hữu vì trong bối cảnh hiện nay các nước trong khu vực tình hình dịch còn phức tạp”.

Do đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch theo Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch, của Bộ Y tế về xét nghiệm, truy vết, cách ly, điều trị,… Để khi dịch xảy ra không bỡ ngỡ, luống cuống. Xử lý càng nhanh, càng hạn chế mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh với cộng đồng.

Về vấn đề vaccine phòng COVID-19, đây đang là vấn đề nóng toàn cầu, đã có 250 loại được nghiên cứu và phát triển, nhưng chỉ có 13 loại được cấp phép với 486 triệu liều được sử dụng trên toàn cầu. Chính phủ Anh và Mỹ đã đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu và sản xuất vaccine. Việc thiếu hụt nguồn cung vaccine vẫn đang diễn ra.

Việt Nam cũng nỗ lực tìm mọi cách để tiếp cận các nguồn vaccine phòng COVID-19 sớm nhất: Bộ Y tế đã nỗ lực đàm phán, trao đổi với các hãng sản xuất vaccine COVID-19 có đăng ký trên thế giới và đề nghị cung ứng cho thị trường Việt Nam như AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Sputnik V,…; Nghiên cứu và sản xuất vaccine trong nước. Việt Nam hiện có 2 đơn vị thử nghiệm vaccine COVID-19, trong đó, một đơn vị đã thử nghiệm giai đoạn 2, một đơn vị giai đoạn 1. Trước hết, vaccine được xem là thử nghiệm an toàn, còn hiệu quả phải chờ giai đoạn 3.

Được biết, lô vaccine được cung cấp qua COVAX facility (gần 1,4 triệu liều) sẽ bị chậm lại so với kế hoạch ban đầu. Ba tuần đầu tháng 4, Việt Nam sẽ chưa có vaccine COVID-19. Bộ Y tế vừa có 2 văn bản gửi các đơn vị, gửi các Đại sứ tăng cường tiếp cận nguồn vaccine cho Việt Nam. Tuy nhiên, việc khan hiếm vaccine là thách thức của các nước.

Một vấn đề khác được đặt ra là những e ngại phản ứng sau tiêm. Bộ trưởng cho biết các loại vaccine đều có phản ứng thông thường sau tiêm. Tỷ lệ này cao nhưng các triệu chứng hết nhanh. Trước đó, một số nước Châu Âu dừng tiêm vaccine AstraZeneca để đánh giá khả năng có gây ra tình trạng đông máu. Sau đánh giá, cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) tuyên bố vaccine AstraZeneca không liên quan đến các trường hợp đông máu thì các nước đã tiêm trở lại.

Bình Dương ghi nhận 1 ca mắc COVID-19 mới
Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, chiều ngày 25/3, Bình Dương ghi nhận 1 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân là nam, sinh năm 1977, quốc tịch Trung Quốc. Bệnh nhân này đã sinh sống tại Bình Dương từ trước Tết Nguyên đán Tân Sửu đến nay.
Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, ngành y tế Thuận An đã thực hiện cách ly điều trị. Đồng thời, thực hiện rà soát xác định có 8 trường hợp tiếp F1 và đưa vào khu cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ngoài việc lẫy mẫu xét nghiệm F1, dự kiến TP.Thuận An cần lấy khoảng 300 mẫu gộp để xét nghiệm nhanh cho khoảng 1.500 người.
Qua điều tra dịch tễ, khả năng bệnh nhân này nghi nguồn lây nhiễm từ Campuchia. Đến nay, sau hơn 50 ngày Bình Dương lại xuất hiện ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

 

Lê Tuyết H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội