Người sau khi tiêm vaccine COVID-19 nên ăn gì và kiêng gì?

Những điều cần lưu ý cho người sau khi tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh: Nguyễn Hiệp H+

Cả nước cùng sát cánh với TP.HCM trong đợt chống dịch cam go nhất!

5 tư thế yoga duy trì sức khỏe và vóc dáng khi làm việc ở nhà

Việt Nam chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử

Bộ Y tế điều động 25 chuyên gia đầu ngành giúp TP.HCM chống dịch COVID-19

Vaccine COVID-19 là vaccine ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra do COVID-19, bằng cách giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Tính đến 16h ngày 12/7, Việt Nam đã thực hiện tiêm 4.063.872 liều vaccine phòng COVID-19. Trong đó, số người được tiêm đủ 2 mũi là 280.367 người.

Đa số những người sau tiêm thường gặp các triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, sưng quanh mắt, rét run, nhức đầu, vã mồ hôi, thở khò khè, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt… Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đủ năng lượng, bổ sung đa dạng các thực phẩm từ nguồn gốc động vật và thực vật với tỷ lệ cân đối.

Thực phẩm người sau tiêm vaccine COVID-19 nên ăn

Trong cá rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, D, magne, kẽm… đây đều là các chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể. Một số loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… chứa lượng lớn omega-3, có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, sau khi tiêm vaccine COVID-19 bạn nên tăng cường ăn các loại cá.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vì sao người sau tiêm vaccine COVID-19 cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin A?

Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào biệt hóa tế bào miễn dịch. Đồng thời, vitamin A cũng có vai trò trong bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp là những hàng rào đầu tiên ngăn cản mầm bệnh. Một số thực phẩm giàu vitamin A như: Gấc, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh...

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể bổ sung vitamin D qua các thực phẩm như cá, trứng, sữa…

Thực phẩm giàu vitamin C, E

Cả vitamin C và vitamin E đều được biết đến với vai trò chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Vitamin C có nhiều trong hoa quả tươi và rau xanh, bao gồm: Bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, rau ngót, rau cải…

Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có vai trò tăng cường miễn dịch, giúp vết thương nhanh lành, duy trì vị giác và khứu giác. Thực phẩm giàu kẽm như sò, hàu, tôm, cua biển, ghẹ, ngũ cốc nguyên hạt…

Nước

Sau khi tiêm bạn nên uống nước nhiều lần trong ngày, chia nhỏ lượng nước uống và uống từ từ. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các loại nước khác như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… để cung cấp thêm vitamin cho cơ thể.

Thực phẩm người sau tiêm không nên ăn

Rượu

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả của vaccine COVID-19. Cũng không có bằng chứng cho thấy vaccine COVID-19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.

Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi tiêm chủng vì rượu có khả năng ức chế hệ miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Bên cạnh đó, rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vaccine.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

Trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19 bạn cần lưu ý điều gì?

Dưới đây là những khuyến cáo của Bộ Y tế phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra cho người trước và sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19:

Trước khi tiêm chủng

- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, số khám bệnh, đơn thuốc, phiếu tiêm vaccine khác…

- Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử (SSKĐT) trên điện thoại thông minh Android và IOS; Khai báo thông tin cần thiết.

- Đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5K khi đi tiêm chủng. Ăn uống đầy đủ trước khi tiêm.

- Chủ động thông báo cho cán bộ y tế các thông tin sức khỏe cá nhân: Tình trạng sức khỏe hiện tại (đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính…); Các thuốc, liệu trình điều trị đang hoặc đã sử dụng gần đây; Có đang mang thai

- Chủ động tìm hiểu và hỏi cán bộ y tế về loại vaccine được tiêm, các dấu hiệu có thể xuất hiện sau tiêm và cách xử lý, cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

Sau khi tiêm chủng

- Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để được cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng.

- Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm.

- Không tự điều khiển phương tiện giao thông cá nhân khi thấy không khỏe sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19.

- Khi phát hiện dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

Lê Tuyết H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội