F1 cách ly tại nhà cần đảm bảo những điều kiện, tiêu chí gì?

Thí điểm cách ly F1 tại nhà đang được thực hiện tại TP.HCM, Bắc Ninh, Bắc Giang - Ảnh minh họa

Cả nước ghi nhận hơn 2.300 ca mắc COVID-19 trong vòng 24 giờ

Hà Nội: Đóng cửa quán ăn, cắt tóc; Cách ly 14 ngày với người về từ TP.HCM

Những điều nên làm, không nên làm khi tiêm vaccine COVID-19

Hà Nội triển khai tiêm chủng diện rộng, người dân đăng ký thế nào?

Cách ly theo khu vực với TP.HCM

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, công tác cách ly tại TP.HCM cần phân ra theo các khu vực cụ thể, bao gồm:

- Khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa): Các trường hợp F1 thực hiện cách ly tại nhà, không thực hiện cách ly tập trung. Nhà cách ly F1 phải có biển báo bên ngoài, có hàng rào mềm ngăn cách, đảm bảo theo dõi, giám sát chặt chẽ. Toàn bộ thành viên trong nhà/gia đình không được phép đi ra ngoài.

Đối với trường hợp có đông F1 lưu trú tại một khu vực phong tỏa, áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung đối với khu vực đó. Trường hợp mật độ người cách ly quá đông cần xem xét đưa bớt ra khu cách ly tập trung.

- Với khu vực nguy cơ cao, áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại công văn số 5152/BYT-MT của Bộ Y tế. Trường hợp F1 ở tại các khu tập thể, khu chung cư, nếu có ca F0 tại gia đình thì đưa toàn bộ F1 đi cách ly tập trung.

- Với các khu vực khác (gồm các khu vực còn lại có nguy cơ thấp hơn): Áp dụng cách ly các trường hợp F1 tại nhà theo hướng dẫn tại công văn số 5152/BYT-MT của Bộ Y tế.

Trong trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, đặc biệt người F1 lưu trú tại các gia đình đông người, tại các khu chung cư, tập thể thực hiện cách ly tập trung theo các quy định hiện hành.

F1 cách ly tại nhà cần đảm bảo những điều kiện gì?

Theo Công văn số 5152, ngày 27/6/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn điều kiện cách ly y tế tại nhà đối với trường hợp F1, người cách ly và cơ sở vật chất nơi cách ly cần đảm bảo các điều kiện như:

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị

F1 cách ly tại nhà cần đảm bảo nơi cách ly là nhà ở riêng lẻ, độc lập - Ảnh minh họa

Nơi cách ly là nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập). Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “Địa điểm cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19”. Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Nếu nhà có nhiều tầng thì sử dụng một tầng riêng biệt để thực hiện cách ly y tế.

Phòng cách ly phải đáp ứng các yêu cầu: Đảm bảo khép kín, có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn, có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng.

Trong phòng cách ly cần có thùng đựng chất thải lây nhiễm riêng (khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng), thùng đựng chất thải sinh hoạt riêng. Thùng đựng cần có nắp đậy, thiết kế mở bằng đạp chân và có túi lót. Phòng cách ly cũng nên được trang bị các vật dụng như chổi, cây lau nhà, giẻ lau, chất tẩy rửa… để người cách ly tự giặt đồ, vệ sinh khử khuẩn trong phòng.

Khu vực cho người cách ly không được dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng, đảm bảo thông thoáng khí trong khu vực cách ly, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ.

Yêu cầu đối với người F1 cách ly y tế tại nhà

- Bộ Y tế yêu cầu người cách ly tại nhà phải chấp hành nghiêm các quy định và thời gian cách ly y tế tại nhà, có cam kết với chính quyền địa phương.

- Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác, không tiếp xúc với động vật nuôi.

- Luôn thực hiện thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

- Cài đặt, bật và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone trong suốt thời gian cách ly.

- Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở… cần cập nhật ngay trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone và báo ngay cho cán bộ y tế. Trường hợp không thể tự đo thân nhiệt, cán bộ y tế hoặc người chăm sóc, hỗ trợ (nếu có) sẽ đo cho người cách ly.

- Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt với người khác.

- Tự thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn nơi ở hàng ngày.

- Tự phân loại chất thải lây nhiễm và chất thải sinh hoạt. Riêng với chất thải lây nhiễm cần được xịt cồn 70o để khử trùng trước khi buộc túi chất thải.

- Sau khi hết thời gian cách ly, phải thực hiện tiếp việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định.

- Người thuộc đối tượng F1 cách ly tại nhà phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 5 lần vào thời điểm ngày thứ nhất, ngày thứ 7, 14, 20 và 28 kể từ khi bắt đầu cách ly.

Yêu cầu đối với người ở cùng nhà với F1 cách ly y tế tại nhà

- Không tiếp xúc với người cách ly, báo ngay cho cán bộ y tế khi người cách ly tự ý rời khỏi nhà hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như ho, sốt, đau rát họng, khó thở.

- Không cho người khác vào nhà trong suốt thời gian thực hiện cách ly y tế (trừ người ở cùng nhà, nhân viên y tế và người có thẩm quyền giám sát cách ly y tế).

- Tự theo dõi sức khỏe. Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế; Hạn chế ra khỏi nhà, thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế; Vệ sinh khử khuẩn nhà ở hàng ngày...

- Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 mẫu gộp cho tất cả người ở cùng nhà 5 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7, 14, 20, 28 kể từ khi người cách ly bắt đầu cách ly (trừ người ở cùng nhà đã chuyển đi ở nơi khác). Trường hợp có người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly thì người chăm sóc, hỗ trợ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo thời gian và số lần xét nghiệm giống như người cách ly.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội