Cảnh báo bà mẹ “bỉm sữa”: Hàng Made in Vietnam… toàn hàng Tàu

Thời trang Việt thua đau trên sân nhà - ảnh minh họa

Nhuộm màu, tẩy tem: Hàng Trung Quốc thành đặc sản Đà Lạt

Viêm da, ung thư, vô sinh vì hàng Trung Quốc giá bèo?

Châu Âu "cảnh giác" với hàng Trung Quốc

Tiêu hủy 4 tấn hàng lậu trị giá hơn 3 tỷ đồng

Made in Vietnam… đều là hàng giả

Mới đây, Công an tỉnh Đồng Nai đã phát hiện, bắt giữ hàng trăm sản phẩm quần áo giả nhãn hiệu của Công ty may Việt Tiến tại một số cửa hàng bán quần áo trên địa bàn TP. Biên Hòa... Đây không phải là lần đầu tiên, một hãng thời trang của Việt Nam bị làm giả nhãn hiệu.

Khi nói về vấn nạn hàng Trung Quốc đội lốt thương hiệu thời trang của Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Vũ Đức Giang chia sẻ: Các nhãn hiệu hàng thời trang như: Made in Vietnam, hàng xuất khẩu Việt Nam… thực chất đều là hàng giả hết!

“Tôi đã từng sang vùng Quảng Châu (Trung Quốc), nơi được coi là thiên đường hàng nhái (hàng fake - PV) thì thấy ở đây họ sản xuất những sản phẩm nhỏ nhất là từ cái răng áo, khuy áo, thời trang bình dân đến các sản phẩm mang thương hiệu thời trang lớn trên thế giới trong đó có cả hàng Việt Nam.

Không biết bằng con đường nào đó, những mặt hàng này được chuyển về Việt Nam và len lỏi vào các cửa hàng với thương hiệu: Made in Vietnam, hay hàng Việt Nam xuất khẩu… Do đó những cửa hiệu bán hàng này đều là hàng giả hết”, ông Giang khẳng định.

Theo một lãnh đạo doanh nghiệp dệt may cho hay, thương hiệu thời trang của vị doanh nghiệp này cũng đã từng bị làm giả và ông đã mất một thời gian để tìm hiểu, đi khảo sát và tìm ra được cơ sở chuyên sản xuất hàng nhái mang thương hiệu của doanh nghiệp ông. Theo vị doanh nghiệp này, không riêng gì nhãn hiệu thời trang của doanh nghiệp ông mà có rất nhiều nhãn hàng khác cũng bị làm nhái.

“Mỗi cơ sở sản xuất chỉ cần có khoảng từ 20 - 30 lao động, thậm chí là 5 - 10 người lao động, là họ có thể sản xuất được một số mặt hàng thời trang y hệt các thương hiệu được bán trên thị trường. Họ làm giả được với những thương hiệu bình dân như thời trang xuất khẩu Việt Nam, Made in Vietnam,… cao hơn nữa là những nhãn hiệu thời trang cao cấp của nước ngoài có giá trị lớn”, vị doanh nghiệp trên tiết lộ thêm.

Thời trang Việt thua đau trên sân nhà

Chia sẻ về vấn nạn hàng giả, hàng Trung Quốc trà trộn đội lốt thương hiệu hàng Việt, ông Bùi Đức Thịnh - Tổng Giám đốc Công ty may Sông Hồng, là một trong 5 doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất Việt Nam nói: Ngay như sản phẩm chăn ga gối đệm khá nối tiếng của Sông Hồng cũng đã bị hàng Trung Quốc trà trộn vào làm giả, làm nhái khiến công ty gần như bất lực, không thể làm gì hơn ngoài việc khuyến cáo người tiêu dùng và hướng dẫn họ cách phân biệt hàng thật, hàng giả.

“Tại sao tôi không dám sản xuất quần áo? Vì tôi làm sẽ thất bại ngay bởi chưa nói đến các “thủ phủ” hàng fake ở nước ngoài như Quảng Châu, mà ngay trong nước thôi, nhiều trung tâm sản xuất hàng giả nối tiếng cả nước như: Đáp Cầu (Bắc Ninh), Thổ Tang (Vĩnh Phúc)…, vẫn tồn tại và phát triển bao năm nay mà không có lực lượng chức năng nào xử lý cũng đã đủ để nói về vấn nạn khủng khiếp này rồi!”, ông Thịnh bức xúc nói.

Trên thực tế, hàng giả, hàng Trung Quốc gắn mác hàng Việt lại có giá cực rẻ. Để chứng minh cho thực tế này, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang đưa ra ví dụ: “Để may một chiếc áo sơ mi bình thường sản xuất ở nhà máy có tiêu chuẩn, chất lượng thì mỗi mét vải có giá khoảng 180 USD. Nhưng cũng một mét vải đó nếu sản xuất ở một cơ sở gia công nào đó không kiểm soát được chất lượng thì giá mỗi mét vải này chỉ khoảng 80 USD thôi nên giá chiếc áo sơ mi ở cở sở may gia công chỉ bằng khoảng ½ so với giá chiếc áo sơ mi có chất lượng”.

Hàng bên ngoài không ai có thể kiểm chứng được chất lượng nhưng vì giá rẻ nên được người tiêu dùng ưa chuộng, trong khi hàng Việt có đủ các tiêu chuẩn an toàn về thuốc nhuộm cũng như hóa chất nhưng vì giá cao gấp đôi nên ít người mua. Doanh nghiệp nội thua đau trên sân nhà cũng là một trong những nguyên do này.

Theo Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang, hiện một số thương hiệu thời trang trong nước như May 10, Việt Tiến hay Nhà Bè… đều đã chiếm được thị phần trong nước.

Tuy nhiên, thị trường nội địa với sức mua hơn 90 triệu dân được đánh giá là thị trường rất tiềm năng. Nhưng hiện tại, doanh nghiệp trong nước mới chiếm lĩnh được khoảng 20 - 30% thị phần. Trong khi ngày càng có nhiều hàng lậu, hàng nhái kém chất lượng, nhất là hàng thời trang Trung Quốc đội lốt hàng Việt bày bán tràn lan trên thị trường lại được người tiêu dùng ưa chuộng vì giá rẻ khiến cho nhiều thương hiệu thời trang trong nước gần như không còn chỗ đứng cho riêng mình.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội