Bạn biết gì về liệu pháp giác hơi?

Giác hơi là phương pháp điều trị đã được áp dụng từ xa xưa

Loét lưng, suýt nhiễm trùng huyết vì giác hơi

Cạo gió, giác hơi sao cho hiệu quả

Châm cứu có chữa khỏi bệnh động kinh không?

Châm cứu có tốt cho phụ nữ mãn kinh?

Liệu pháp giác hơi là một phương pháp điều trị cổ xưa nhằm sử dụng những chiếc cốc đặc biệt để đặt lên da để tạo lực hút. Giác hơi được áp dụng với nhiều mục đích khác nhau, như giảm đau, viêm, hỗ trợ lưu thông máu, thư giãn...  Những chiếc cốc này có thể được làm từ thủy tinh, tre, đất nung, silicone.

Có nhiều kiểu giác hơi, bao gồm khô và ướt. Trong cả 2 dạng giác hơi, thầy thuốc sẽ đặt một chất dễ cháy như cồn, thảo mộc hoặc giấy vào cốc và đốt. Khi ngọn lửa bùng lên, thầy thuốc sẽ đặt cốc lên bề mặt da của bạn. Khi không khí bên trong những chiếc cốc này nguội đi, nó sẽ tạo thành khoảng chân không, khiến da của bạn căng và đỏ vì mạch máu sẽ được nở rộng. Cốc sẽ được đặt lên da cho đến khoảng 3 phút.

Liệu pháp giác hơi không dùng lửa 

Một phiên bản hiện đại hơn của giác hơi là sử dụng tay ấn cao su thay vì lửa để tạo ra chân không. Đôi khi các thầy thuốc sẽ sử dụng cốc silicone vì chúng có thể chuyển từ nơi này đến nơi khác trên da, giống như liệu pháp xoa bóp.

Giác hơi ướt tạo lực hút nhẹ bằng cách đặt những chiếc cốc tại chỗ trong vòng 3 phút. Nhà trị liệu sẽ loại bỏ cốc và sử dụng những con dao mổ nhỏ để tạo ra các vết cắt trên bề mặt da. Tiếp theo, anh ấy/cô ấy sẽ tạo lực hút lần thứ hai để lấy ra một lượng máu nhỏ.

Sau đó, bạn cần uống thuốc kháng sinh và được băng lại để tránh nhiễm trùng. Da của bạn sẽ trở lại bình thường trong vòng 10 ngày.

Những người ủng hộ liệu pháp giác hơi tin rằng giác hơi ướt có thể loại bỏ các chất độc hại, độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách thúc đẩy quá trình lành bệnh.

Một số người cũng có thể được điều trị bằng giác hơi dùng kim châm, khi đó thầy thuốc sẽ đặt kim châm cứu vào và đặt cốc lên trên.

Hiệu quả của giác hơi

Hiện chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về giác hơi. Song một báo cáo được xuất bản năm 2015 trên Tạp chí Y học Cổ truyền và Y học Bổ sung (Journal of Traditional and Complementary Medicine) ghi nhận rằng nó có tác dụng trong điều trị mụn trứng cá, zona thần kinh và giúp giảm đau.

Giác hơi giúp giảm đau hiệu quả

Những tác dụng tương tự cũng được khẳng định trong báo cáo khoa học xuất bản trên PLoS One năm 2012. Theo đó, các nhà nghiên cứu Australia và Trung Quốc đã xem xét 135 nghiên cứu về giác hơi. Họ đã đưa ra kết luận rằng điều trị bằng giác hơi có hiệu quả khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác như châm cứu hoặc sử dụng thuốc đối với các tình trạng như: Zona thần kinh (herpes zoster), mụn trứng cá, liệt dây thần kinh mặt, thoái hóa cột sống cổ.

Theo Hiệp hội Giác hơi Anh, liệu pháp giác hơi có thể được sử dụng để điều trị: Các chứng rối loạn về máu như thiếu máu và bệnh hemophilia; Viêm khớp và đau xơ cơ; Các rối loạn về sinh sản và phụ khoa; Các vấn đề về da như eczema, mụn trứng cá; Tăng huyết áp; Đau nửa đầu; Lo âu và trầm cảm; Chứng tắc nghẽn phế quản do dị ứng và hen suyễn; Suy tĩnh mạch.

Tác dụng phụ

Giác hơi là an toàn nếu bạn được điều trị bởi các thầy thuốc, chuyên gia y tế được đào tạo bài bản. Nhưng bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ như: Cảm thấy không thoải mái hoặc đau nhẹ, bỏng, bầm tím, nhiễm trùng da...

Hoài Thương H+ (Theo Webmd.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội