Nghiến răng trèo trẹo ban đêm là vì sao?

Tật nghiến răng gây tổn thương răng nghiêm trọng, rối loạn hàm và đau đầu

Tại sao trẻ nghiến răng trong khi ngủ?

Thói quen xấu khiến bệnh nghiến răng thêm nặng

Bí quyết chữa chứng nghiến răng hiệu quả

Tập yoga giúp giảm nghiến răng

Nghiến răng là gì?

Có hai loại nghiến răng (bruxism): Nghiến răng khi ngủ (thường vào ban đêm) và nghiến răng khi thức (khi bạn tỉnh táo và có thể nhận thức được). Thông thường, bạn bị nghiến răng vào ban ngày là do đang phải trả qua cơn căng thẳng, lo lắng hoặc có thể chỉ đơn giản là một thói quen xấu.

Nghiến răng khi ngủ được coi là rối loạn vận động liên quan tới giấc ngủ, được phân loại tương tự như hội chứng chân không ngừng nghỉ. Những người có một hoặc nhiều rối loạn về chuyển động liên quan đến giấc ngủ cũng có xu hướng bị ngưng thở khi ngủ và ngáy ngủ .

Một số nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 20 ​​- 30% trẻ bị nghiến răng. Thông thường, đây có thể là một dấu hiệu sớm cho thấy hàm răng trên và dưới của chúng không khít nhau và phụ huynh nên đưa trẻ đi nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh nha để được tư vấn cách khắc phục càng nhanh càng tốt.

Các triệu chứng chung của tật nghiến răng

Trong khi nghiến răng có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thì phần lớn chúng diễn ra vào ban đêm. Vì thế, nhiều người thậm chí còn không biết rằng mình mắc chứng nghiến răng, trừ phi người ngủ cùng họ phát hiện ra điều đó hoặc nha sỹ tiết lộ.

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của tật nghiến răng:

- Gây ra tiếng kèn kẹt lớn đánh thức người ngủ cùng.

- Răng bị nứt, vỡ, lung lay.

- Men răng bị mòn.

- Răng nhạy cảm với nóng, lạnh và đồ ngọt.

- Đau hoặc nhức ở mặt hoặc hàm.

- Mỏi hoặc căng cơ hàm.

- Đau trong tai.

- Đau âm ỉ ở thái dương.

- Đau khi nhai.

- Vết lõm trên lưỡi.

Tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nghiến răng trong infographic dưới đây:

Nghiến răng có giống TMJ?

Nghiến răng có thể bị nhầm với hội chứng rối loạn thái dương hàm (TMJ - Temporomandibular Joint Syndrome). TMJ là tình trạng khớp giữa hàm trên và hàm dưới không hoạt động đúng cách, có thể gay đau đớn và khó chịu.

TMJ và nghiến răng có cùng một số dấu hiệu và triệu chứng như đau ở tai, đau mặt và khó nhai. Một trong những triệu chứng giúp phân biệt TMJ với nghiến răng là miệng kêu lục cục khi há hoặc ngậm miệng.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt