Tìm hiểu về hội chứng Tourette khiến trẻ bị co giật

Hội chứng Tourette có thể bị nhầm với cơn co giật bình thường

Ăn nhiều bột ngọt dễ bị co giật

Bị bệnh này chỉ cần thấy sáng nhấp nháy là co giật

Phòng co giật, động kinh sau đột quỵ: Cách nào?

Co giật khi ngủ do đâu?

Hội chứng Tourette là gì?

Hội chứng Tourette (hay còn gọi là hội chứng Gilles de la Tourette) là một bệnh lý hệ thần kinh khiến trẻ bị co giật. Co giật là triệu chứng ở một phần hoặc toàn cơ thể, xuất hiện các cử động nhanh lặp đi lặp lại, đột ngột và không thể kiểm soát. Triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kì bộ phận nào của cơ thể (mặt, bàn tay hoặc chân).

Sau một thời gian ngắn, bệnh nhân có thể chủ động kiềm chế cơn co giật. Một số trường hợp khác, bệnh nhân khác có thể phát ra những âm thanh bất thường gọi là âm thanh do co giật. Thậm chí, họ chửi rủa hoặc nói những điều không hay với người khác. Khi có co giật toàn thân, bệnh nhân không thể kiểm soát điều họ nói. Vài trường hợp bệnh có cơn co giật xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cũng như những người xung quanh.

Ai thường mắc phải hội chứng Tourette?

Trẻ em và người lớn đều có thể mắc phải hội chứng Tourette. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp co giật ở trẻ biến mất khi trẻ lớn lên.

Hội chứng Tourette có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây bệnh

Do yếu tố di truyền và các biến chứng trong thai kỳ: Có tới 85% các trường hợp trẻ bị hội chứng này được di truyền từ cha mẹ. Và 15% còn lại là do mẹ gặp các biến chứng trong thai kỳ như: Chấn thương đầu, ngộ độc. Tỷ lệ mắc hội chứng này ở các bé trai cao gấp 3 - 4 lần các bé gái. 

Do rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Các chuyên gia đã tìm thấy mối liên hệ giữa Tourette và hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Theo đó, những đứa trẻ bị Tourette thường bị OCD nhưng ngược lại thì không. Bên cạnh đó, trẻ bị Tourette thường gặp hội chứng tăng động giảm tập trung. 

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, trẻ bị hội chứng Tourette bị căng thẳng, lo âu, buồn chán sẽ làm bệnh nặng hơn. Do vậy các bậc phụ huynh nên hướng trẻ đến các hoạt động giải trí lành mạnh và chơi thể thao để giảm stress. 

Nên đưa trẻ đến bác sỹ để được điều trị khi mắc hội chứng Tourette

Điều trị hội chứng Tourette như thế nào?

Cách tốt nhất là những phương pháp tiếp cận căn bệnh gián tiếp để ngăn chặn các cơn co giật đồng thời giải quyết các vấn đề về tinh thần cho trẻ. Bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay để có những cách điều trị chuẩn xác và đúng đắn vì thông thường với trẻ bị hội chứng Tourette cần có các loại thuốc ức chế cũng như giáo dục và hỗ trợ nhất định thì mới có thể giúp trẻ thoát khỏi những triệu chứng của căn bệnh này.

Hội chứng Tourette là một căn bệnh hiếm và thường có thể bị lầm với các cơn co giật bình thường. Tuy nhiên, đây cũng không phải là một loại bệnh không thể chữa trị được, vì thế mà bạn nên đưa trẻ nhỏ tới ngay bác sĩ chuyên khoa khi có các dấu hiệu của bệnh để được tư vấn cũng như điều trị đúng đắn và hiệu quả.

Khi nào người bệnh cần gặp bác sỹ

Hội chứng Tourette thường xảy ra ở trẻ em nhưng các triệu chứng sẽ biến mất khi trẻ lớn và biết kiểm soát cơ của mình. Bác sỹ có thể chỉ định thuốc giúp kiểm soát cơn co giật. Tuy nhiên, nên gọi bác sỹ trong các trường hợp sau đây:

- Gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

- Thấy các triệu chứng trở nên xấu đi

- Thấy trẻ sốt, cứng cơ hoặc thay đổi hành vi khi sử dụng thuốc điều trị hội chứng Tourette.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Egaruta giúp giảm các chứng co giật 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh