Tim đập nhanh do lựa chọn thực phẩm không đúng cách

Ăn ít calci trong chế độ ăn hàng ngày cũng có thể gây rối loạn nhịp tim

19 tip thay đổi chế độ ăn uống giúp bạn kiểm soát rung nhĩ

Người bệnh rung nhĩ cẩn thận với 2 biến chứng có thể gây tử vong

Thực phẩm giàu kali quan trọng thế nào với người bệnh rung nhĩ?

7 mẹo quản lý cảm xúc khi bị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim

Caffeine

Các thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine như: Cà phê, trà, nước ngọt, chocolate… khi ăn ở lượng vừa phải thường không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều caffeine, chất kích thích này có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, lo lắng, mất ngủ.

Theo một nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Mỹ), tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh, dễ nhầm lẫn, đổ mồ hôi nhiều và khó thở.

Tiêu thụ nhiều caffeine trong cà phê, nước tăng lực... có thể gây nhịp tim nhanh

Nếu bạn đang trải qua tình trạng rối loạn nhịp tim và cho rằng, việc tiêu thụ caffeine là nguyên nhân gây ra tình trạng này, hãy cắt giảm lượng caffeine tiêu thụ dưới 300mg/ngày (tức không uống quá 2 - 3 cốc cà phê/ngày). Bạn cũng không nên ngừng tiêu thụ caffeine quá đột ngột, vì có thể gây đau đầu.

Chất tạo ngọt nhân tạo aspartame

Theo nhiều chuyên gia, chất tạo ngọt nhân tạo aspartame (hay một loại đường hóa học) trong thực phẩm có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, cũng như nhiều tác dụng phụ khác như: Nhức đầu, thay đổi tâm trạng, tăng cân, rụng tóc, tăng cholesterol trong cơ thể.

Nhiều nhà khoa học nhận thấy, tiêu thụ nhiều chất tạo ngọt nhân tạo aspartame trong thực phẩm khiến bạn cảm thấy thèm ngọt hơn, từ đó có xu hướng tiêu thụ các thực phẩm này nhiều hơn. Tuy nhiên, người bệnh rối loạn nhịp tim nên đặc biệt lưu ý, vì nhiều thực phẩm được dán nhãn “không đường” vẫn có thể chứa chất tạo ngọt nhân tạo aspartame.

Ăn quá ít calci

Trong khi tiêu thụ quá nhiều caffeine, hay chất tạo ngọt nhân tạo aspartame có thể gây rối loạn nhịp tim, nhưng ăn quá ít calci trong chế độ ăn cũng có thể gây ra tình trạng khó chịu này.

Theo các chuyên gia, người trưởng thành từ 19 - 50 tuổi nên bổ sung 1.000mg calci/ngày, người trên 51 tuổi nên bổ sung 1.200mg calci/ngày.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc bổ sung quá nhiều phospho trong thực phẩm có thể ảnh hưởng tới khả năng sử dụng calci của cơ thể. Theo đó, người bệnh rối loạn nhịp tim chỉ nên giữ tỷ lệ phospho - calci ở mức 1 : 1. Hạn chế tiêu thụ nhiều nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, thịt động vật… vì các thực phẩm này có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ phospho - calci trong cơ thể.

Vi Bùi H+ (Theo Livestrong)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng trống ngực, hồi hộp, khó thở... ở người bị rối loạn nhịp tim.

Người bệnh rung nhĩ cẩn thận với 2 biến chứng có thể gây tử vong - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch