Tim đập nhanh, đánh trống ngực có nguy hiểm?

Tim đập nhanh, dồn dập có thể là dấu hiệu của đánh trống ngực

Hay đánh trống ngực là bệnh gì?

Bé gái 9 tuổi tim đập 140 nhịp/phút có phải đã bị bệnh tim?

Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp có khiến tim đập nhanh?

Vì sao tôi bị rối loạn nhịp tim nhanh?

Hỏi: Tôi năm nay 54 tuổi, có cân nặng bình thường, là người ưa hoạt động và tập thể dục hàng ngày. Gần đây, tôi thấy tim đập khá mạnh, đôi khi còn có cảm giác như trái tim đang rung lên trong lồng ngực. Xin hỏi có phải tôi bị bệnh gì không? Tim đập mạnh có nguy hiểm không? Xin cảm ơn bác sỹ! (tuyenhanh***@yahoo.com)

June Davison - Chuyên gia tim mạch tại Quỹ Tim mạch Anh Quốc:

Theo như mô tả của bạn, tôi nghĩ bạn đang bị đánh trống ngực - tình trạng tim đập rất nhanh, đến mức nghe thấy tiếng đập thình thịch trong lồng ngực; Hoặc tim gần như… ngừng đập. Thậm chí, cảm giác rung lồng ngực còn lan lên tận cổ.

Hầu hết chúng ta đều cảm thấy trái tim đập thình thịch hoặc rung lên khi hồi hộp, sợ hãi hoặc lo lắng. Mặc dù khó chịu nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng qua đi khi tâm trạng bạn trở nên tích cực hơn. Tình trạng này còn được gọi là đánh trống ngực sinh lý và đa phần là vô hại.

Một số yếu tố có thể "kích hoạt" đánh trống ngực, chẳng hạn như căng thẳng và lo lắng. Tuy nhiên, đánh trống ngực cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim, cường giáp,...

Đánh trống ngực có thể điều trị hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bạn nên đi khám tại bệnh viện, bác sỹ có thể yêu cầu bạn làm điện tâm đồ (ECG) và một số xét nghiệm, chẩn đoán khác để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên bỏ thuốc lá, hạn chế tối đa đồ uống có cồn (rượu, bia,...), thực phẩm chứa caffeine (trà, cà phê, cacao, chocolate đen...) để giúp giảm bớt tần suất đánh trống ngực. 

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

** June Davison là một y tá có nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tim và phục hồi chức năng tim. Cô cũng có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ các gia đình mắc bệnh tim di truyền.

Hiện, June Davison đang làm việc tại Quỹ Tim mạch Anh Quốc. 


Kim Chi H+

Thông tin cho bạn:

Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy một số hoạt chất sinh học quý  trong cây Khổ sâm có tác dụng làm ổn định nhịp tim và làm giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực do rối loạn nhịp gây ra. Thành phần matrin, oxy matrin có trong Khổ sâm có tác động tương tự như cơ chế của nhóm thuốc giảm nhịp tim beta blocke – nhóm thuốc chính trong điều trị rối loạn nhịp nhanh.

Ở Việt Nam, Khổ sâm là thành chính trong sản phẩm thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch