Các thực phẩm làm giảm nhịp tim

Thực phẩm giàu acid béo omega-3 giúp làm giảm nhịp tim

Chung sống hòa bình với rối loạn nhịp tim & ngoại tâm thu

Rối loạn nhịp tim - Chớ coi thường!

Tim đập nhanh có nên uống cà phê?

Tim đập nhanh cả khi nghỉ ngơi có nguy hiểm?

Thực phẩm giàu acid béo omega-3 giúp làm giảm nhịp tim

Một số loại thực vật như quả óc chó và dầu thực vật, chứa một dạng omega-3là alpha-linolenic acid (ALA). Cá cung cấp hai dạng omega-3 khác là acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA). Khi vào cơ thể, một lượng nhỏ ALA được chuyển thành DHA và EPA, tuy nhiên không đủ để đáp ứng nhu cầu của toàn cơ thể.

Làm tăng lượng EPA và DHA được chứng minh là giúp giảm nhịp tim, theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Physiology tháng 12/2012. Trên thực tế, omega-3 từ dầu cá có tác động trực tiếp đến việc co bóp của cơ tim và giữ cho nhịp tim ổn định khi tăng cường độ hoạt động.

Các loại cá giàu DHA và EPA: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích và cá thịt trắng. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn cá ít nhất 2 bữa/tuần.

Thực phẩm giàu chất xơ để giảm triglyceride

Triglyceride là chất béo mà chúng ta thường ăn, có nhiều trong dầu thực vật và mỡ động vật. Nồng độ triglyceride trong máu cao có thể làm tăng nhịp tim, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí International Journal of Cardiology năm 2005. Triglyceride cao cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tuy nhiên, có thể giảm nồng độ chất béo này bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.

Các loại thực phẩm giúp giảm nồng độ triglyceride bao gồm: Thực phẩm giàu omega-3, ngũ cốc (gạo nâu, bánh mỳ và hạt diêm mạch). Thực phẩm giàu chất xơ cũng kiểm soát lượng triglyceride trong máu. Các loại đâu, yến mạch, hạt lanh, cám gạo, trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, theo các chuyên gia của Đại học Y khoa Massachusetts (Mỹ).

Các thực phẩm giàu chất xơ giúp ổn định nhịp tim

Thực phẩm giàu magne và calci để ổn định nhịp tim

Một trong những cách tốt nhất đề duy trì nhịp tim ở mức bình thường là áp dụng chế độ ăn giàu magne và calci vì hai loại khoáng chất này có khả năng điều hòa nhịp tim. Calci giúp xây dựng cơ tim, trong khi magne giúp thư giãn cơ tim.

Bạn sẽ nhận được cả hai khoáng chất quý này từ các loại rau có lá màu xanh, khoai tây nướng và cá hồi. Các sản phẩm sữa ít chất béo là nguồn cung cấp calci rất tốt. Ăn các loại đậu, hạt và ngũ cốc sẽ bổ sung magne cho cơ thể.

Thực phẩm bảo vệ mạch máu

Huyết áp cao làm tăng áp lực lên thành mạch, làm tổn thương thành mạch, lượng cholesterol dư thừa trong máu sẽ bám vào các khu vục bị tổn thương này. Theo thời gian, các mạch máu bị hẹp và cứng lại làm cho tim gặp khó khăm trong việc bơm máu đi nuôi cơ thể (phải đập nhanh hơn).

Kali có thể giúp hạ huyết áp, ngược lại, natri làm tăng huyết áp. Tỷ lệ kali:natri cao hoặc lượng kali bạn đưa vào cơ thể cao hơn lượng natri sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Mỗi người nên bổ sung 4.700mg kali/ngày và hạn chế tiêu thụ natri dưới mức 2.300mg/ngày. Các thực phẩm giàu kali bao gồm khoai tây nướng, mận khô, nước cam, chuối, cà chua và rau bina.

Ngoài ra, một số loại trái cây như việt quất, dâu tây, trà, táo và cam quýt giúp hạ huyết áp và giảm độ cứng động mạch, theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ (American Journal of Clinical Nutrition).

* Nhịp tim của bạn thay đổi để đáp ứng với mức độ hoạt động, cảm xúc và các chất kích thích, chẳng hạn như caffeine. Nhịp tim khi nghỉ ngơi của người trưởng thành khỏe mạnh là 60 – 90 nhịp/phút (bpm). Nhịp tim nhanh có liên quan tới tình trạng tăng huyết áp, đặt nhiều áp lực lên thành mạch và gây ra các tổn thương ở mạch máu. Vì thế, mạch máu khỏe là điều kiện cần thiết để ổn định nhịp tim.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng