Tiêm vàng có điều trị được viêm khớp dạng thấp?

Tiêm vàng chữa viêm khớp dạng thấp có an toàn?

Đau tê từng đốt ngón tay, chân có phải dấu hiệu viêm khớp dạng thấp?

Hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp

Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp?

Đau nhức ngón tay buổi sáng là dấu hiệu bệnh gì?

Cho tới nay, vẫn chưa có loại thuốc chữa khỏi viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis). Thuốc chỉ có thể kìm hãm sự phát triển của bệnh, trong khi các liệu pháp bổ sung có thể giúp bệnh nhân đối phó với các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp như đau đớn, cứng khớp, mệt mỏi mạn tính và các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt nhẹ, da khô, mắt khô...

Tiêm vàng (Gold injections) là một trong những biện pháp điều trị đã từng được khen ngợi vì giúp giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ nghiêm trọng cần phải được xem xét.

Tiêm vàng là gì?

Vàng sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp được làm từ một hợp chất được gọi là natri aurothiomalate có chứa vàng.

Natri aurothiomalate là một loại thuốc trong nhóm thuốc chống viêm thấp khớp (DMARD)

DMARD được biết đến vì tính chất chống viêm, giảm nguy cơ tàn tật khi mắc viêm khớp dạng thấtp. Giống như các DMARD khác, việc tiêm vàng cũng làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch và giúp ích cho điều trị viêm khớp dạng thấp. Tiêm vàng nên được sử dụng cẩn thận.

Khi những thuốc này ức chế hệ miễn dịch để ngăn chặn chứng viêm, chúng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, điều quan trọng là bệnh nhân cần tránh bị nhiễm trùng và được điều trị nhanh chóng khi bị nhiễm trùng. Hãy thảo luận vớ bác sỹ về việc sử dụng bất kỳ loại vaccine sống nào trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp. Các vaccine sống bao gồm: Vaccine ngừa cúm theo mùa, vaccine thủy đậu và vaccine MMR.

Tiêm vàng điều trị viêm khớp dạng thấp tốt?

Vào những năm 1920, các hợp chất vàng được sử dụng để điều trị bệnh lao. Lúc này, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng viêm khớp dạng thấp và bệnh lao có liên quan với nhau. Cuối cùng, lý thuyết đó đã bị bác bỏ và ý tưởng rằng vàng có thể điều trị viêm khớp dạng thấp cũng như các bệnh viêm khớp khác đã được khẳng định.

Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn tới tàn tật

Những mũi tiêm vàng tuy không phải là thuốc giảm đau nhưng lại có thể giảm đau thông qua giảm viêm. Nó cũng có thể giúp ích trong việc quản lý triệu chứng sưng và cứng khớp buổi sáng liên quan đến viêm khớp dạng thấp.

Các đặc tính chống viêm trong hợp chất vàng vẫn chưa biết rõ, tuy nhiên, đã có đủ bằng chứng để khẳng định rằng vàng có thể ức chế hoạt động của các chất có trách nhiệm sản xuất kháng thể và giải phóng các cytokine viêm.

Vàng thường được tiêm vào cơ bắp, thường là mông. Sau khi tiêm, bệnh nhân phải nằm và chờ ít nhất 10 phút mới được ngồi lên hoặc đứng lên để tránh ngất xỉu. Liều dùng phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, mức độ trầm trọng của triệu chứng và sự phù hợp với bệnh nhân. Tiêm vàng được thực hiện 1 lần/tuần cho đến khi có sự cải thiện. Sau đó, tiêm vàng được thực hiện 2 lần/tháng hoặc ít hơn. Nếu các triệu chứng viêm khớp dạng thấp tái phát hoặc nặng thêm, bệnh nhân sẽ phải tiêm hàng tuần. Có thể phải mất đến 3 tháng mới thấy được hiệu quả đáng kể.

Các đặc tính chống viêm trong hợp chất vàng vẫn chưa biết rõ, tuy nhiên, đã có đủ bằng chứng để khẳng định rằng vàng có thể ức chế hoạt động của các chất có trách nhiệm sản xuất kháng thể và giải phóng các cytokine viêm.

Tác dụng phụ và rủi ro khi tiêm vàng

Giống như các DMARD khác, việc tiêm vàng có thể gây ra các phản ứng phụ, bao gồm: Chóng mặt, buồn nôn và nôn, ra nhiều mồ hôi, lâng lâng, tăng đau khớp khi bắt đầu điều trị, bệnh thận…

Bệnh nhân nên thông báo cho bác sỹ khi có bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng sau đây: Đau mắt; Thay đổi tâm trạng hoặc trạng thái tinh thần, chẳng hạn như nhầm lẫn hoặc ảo giác; Ngất xỉu; Khó thở; Đau bụng; Phát ban da hoặc phản ứng dị ứng khác; Phù nề cẳng chân.

Hiện nay, phần lớn các bác sỹ đều kê đơn các loại DMARD khác an toàn hơn như Methotrexate. Dù vậy, trị liệu bằng vàng vẫn được áp dụng và là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với một số người.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp