Tiêm insulin tác dụng nhanh giúp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

Tiêm insulin tác dụng nhanh là cách giúp kiểm soát đường huyết sau ăn

Một vài số liệu về bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới

10 dấu hiệu đái tháo đường ở nam giới, bạn nên cảnh giác

Tại sao người bệnh đái tháo đường cũng có thể bị hạ đường huyết?

8 điều bạn cần biết về nhiễm toan ceton đái tháo đường

Insulin tác dụng nhanh là gì?

Insulin tác dụng nhanh (mealtime insulin) có nghĩa là thời gian đạt hiệu quả nhanh. Chúng thường bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng 15 phút sau khi tiêm, đạt hiệu quả cao nhất trong vòng 1 giờ và duy trì tác dụng trong khoảng 2 - 4 giờ.

Với người bình thường, tuyến tụy có thể phản ứng nhanh, sản sinh lượng insulin phù hợp với lượng carbohydrate trong bữa ăn. Tuy nhiên, cơ thể người bệnh đái tháo đường không thể tự sản sinh lượng insulin phù hợp, khiến bạn phải tiêm insulin khi ăn để để ổn định đường huyết. Tiêm insulin tác dụng nhanh sẽ giúp phòng ngừa tăng đường huyết sau khi ăn, đặc biệt là nếu bạn ăn nhiều loại thực phẩm có chứa carbohydrate, các loại đồ ngọt.

Làm thế nào để biết nếu bạn cần tiêm insulin tác dụng nhanh?

Tiêm insulin tác dụng nhanh giúp ổn định đường huyết sau ăn

Thông thường, bác sỹ sẽ chỉ định bạn tiêm insulin tác dụng nhanh khi các loại insulin tác dụng dài hạn, thuốc uống… không còn khả năng ổn định đường huyết.

Nếu thấy đường huyết sau ăn tăng nhanh dù bạn vẫn giữ chế độ ăn bình thường, chỉ số đường huyết HbA1c tăng cao hơn so với trước đây… hãy thông báo với bác sỹ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tiêm insulin tác dụng nhanh khi nào?

Insulin tác dụng nhanh nên được tiêm trong khoảng 15 phút trước khi ăn. Tuy nhiên, nên nhớ ăn đúng giờ, không bỏ bữa… vì tiêm insulin có thể gây hạ đường huyết cấp nếu bạn không ăn gì.

Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý gì về thực phẩm khi phải tiêm insulin?

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên bổ sung lượng carbohydrate nhất quán trong chế độ ăn hàng ngày. Điều này sẽ giúp ngăn đường huyết tăng cao thất thường, giúp bạn phòng ngừa nhiều biến chứng đái tháo đường nguy hiểm.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa sự biến đổi đường huyết và các biến chứng đái tháo đường type 2. Theo đó, kiểm soát đường huyết sau ăn có thể giúp làm giảm nguy cơ biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…

Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên ăn cùng một lượng carbohydrate nhất định hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra liều insulin phù hợp, giúp ổn định đường huyết tốt nhất.

Vi Bùi H+ (Theo Verywell)


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết