Thụt rửa âm đạo làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư buồng trứng

Nguy cơ ung thư buồng trứng sẽ tăng nếu phụ nữ thụt rửa âm đạo thường xuyên

6 công dụng làm đẹp từ muối Epsom

Bị khô hạn, tại sao dùng chất bôi trơn mãi không hết khô?

Khô âm đạo có gây vô sinh không?

Những bệnh dễ gặp trong thời kỳ ở cữ và 2 năm đầu sau sinh

Theo Tạp chí Epidemiology, một nghiên cứu mới với sự dẫn đầu của bà Clarice Weinberg, Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Research Triangle Park, Bắc Carolina, Hoa Kỳ đã theo dõi hơn 41.000 phụ nữ trên khắp Hoa Kỳ và Puerto Rico từ năm 2003. Đối tượng tham gia có độ tuổi từ 35 - 74 và mỗi người đều có chị em gái đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú.

Đến tháng 5/2014, có 154 trường hợp ung thư buồng trứng được tìm thấy. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, những phụ nữ được chẩn đoán ung thư buồng trứng đã có thói quen thụt rửa âm đạo một cách thường xuyên, nhiều hơn hẳn những phụ nữ có sức khỏe buồng trứng hoàn toàn bình thường.

Đặc biệt, những phụ nữ có thói quen thường xuyên thụt rửa âm đạo trước khi bắt đầu tham gia nghiên cứu đã tăng gấp đôi nguy cơ ung thư buồng trứng. Tỷ lệ giữa thụt rửa âm đạo và ung thư buồng trứng thậm chí còn tăng cao hơn khi các tác giả xem xét những phụ nữ không có gene ung thư vú trong gia đình của họ.

Bà Clarice Weinberg chia sẻ: "Thường xuyên thụt rửa âm đạo là không cần thiết vì âm đạo có khả năng tiết dịch để tự làm sạch. Hành động này chỉ góp phần làm mất cân bằng nồng độ pH tự nhiên trong âm đạo, gây nên sự phát triển của vi khuẩn có hại, dẫn đến nhiễm trùng âm đạo, thậm chí nhiễm trùng thành tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng".

Mặt khác, GS. Joelle Brown, một chuyên gia dịch tễ học tại Đại học California, San Francisco, Hoa Kỳ lại tỏ ra khá bất ngờ về mối liên kết giữa thụt rửa âm đạo với nguy cơ ung thư buồng trứng cho dù bà đã biết có khá nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực liên quan đến thói quen này. GS. Joelle Brown cho biết thêm, hiện vẫn có quá nhiều chị em lạm dụng các sản phẩm hỗ trợ thụt rửa âm đạo. Điều này phần lớn vì họ nghĩ rằng thụt rửa thường xuyên giúp vùng âm đạo sạch sẽ hơn, phòng chống các bệnh âm đạo và hoàn toàn có lợi cho hoạt động tình dục. Nhưng... thực tế thì không phải vậy!

M. Hiếu H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư