Tự bỏ thuốc phòng hen: Mẹ chủ quan, con nguy hiểm!

Các cơn hen của trẻ thường xuất hiện từ đêm đến sáng sớm.

Hen phế quản có di truyền không?

Tăng nguy cơ hen phế quản ở trẻ do dùng đồ nhựa

Bệnh hen phế quản – nhìn từ góc độ Đông Y

Việt Nam: Khoảng 4 triệu người Việt Nam hen phế quản

Thương con hóa hại con

Chị Hà (Hoàng Mai, Hà Nội ) chia sẻ về bài học mà chị sẽ không bao giờ quên khi dùng thuốc hen cho con. Bé Sóc con gái chị được chẩn đoán mắc hen và bác sỹ chỉ định dùng thuốc dự phòng hàng ít nhất trong 6 tháng. Sau một thời gian dùng, chị thấy bệnh của Sóc đỡ hẳn. Mẹ chị thấy thương cháu nên nhất định không cho dùng thêm thuốc. Nhiều bạn chị cũng khuyên không nên dùng thuốc hen trong thời gian dài vì có tác dụng phụ. Nghe lời khuyên của bạn và làm theo ý mẹ, chị Hà ngưng hẳn việc dự phòng. Tuy nhiên  tuần trước con gái chị phải nhập viện vì lên cơn hen. “Nếu không được đưa vào bệnh viện kịp thời, có lẽ mình đã mất con rồi”, chị Hà tự trách bản thân. 


Tuyệt đối không tự ý dừng phác đồ điều trị hen ở trẻ.

Trường hợp như chị Hà không phải là hiếm, nhiều phụ huynh thấy con không có triệu chứng của bệnh mà quên hẳn việc dự phòng thuốc, đến khi thời tiết thay đổi, cha mẹ mới tá hỏa khi thấy con của triệu chứng của bệnh. Lúc này đưa trẻ đến bệnh viện thì bệnh hen của trẻ đã nặng hơn. Điều này cũng cho thấy việc thực hành tuân thủ điều trị là một điểm yếu trong điều trị hen phế quản nói chung và hen phế quản ở trẻ em nói riêng.

Theo bác sỹ Lê Thu Hương, chuyên khoa Miễn dịch - dị ứng - khớp: “Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, hen là một bệnh viêm mạn tính đường thở. Ngay cả khi trẻ không có triệu chứng bệnh thì tình trạng viêm nhiễm vẫn diễn ra âm thầm. Nếu không được kiểm soát hen triệt để, trẻ mắc hen phế quản với những tổn thương phổi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng chức năng phổi suy giảm đến mức không thể phục hồi”.

Ngay cả khi trẻ không có triệu chứng bệnh thì tình trạng viêm nhiễm vẫn diễn ra âm thầm

Theo bác sỹ Nguyễn Thái Sơn - Phó Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng I (TP. HCM): "Tỷ lệ trẻ tử vong do suyễn không quá nhiều, chỉ khoảng 25.000 trẻ trong một năm trên toàn thế giới. Tuy nhiên vấn đề nhức nhối là đa số trường hợp tử vong đều không đáng xảy ra và có thể chủ động phòng tránh được".

Điều trị dự phòng là quan trọng nhất

Việc suy nghĩ rằng điều trị hen tức là chỉ điều trị khi các cơn hen cấp là chưa đúng đắn và sẽ dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn. Theo các bác sỹ, phải điều trị lâu dài và đều đặn theo đúng chỉ định. Với các bệnh nhân hen, khi trời lạnh cũng cần có ý thức giữ ấm, tránh xa các tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như gió lạnh, nước lạnh, phấn hoa, khói bụi, thuốc lá, lông chó mèo,…

Đối với điều trị hen ở trẻ em, cần chú ý điều trị dự phòng là công việc quan trọng nhất. Khi trẻ có cơn hen cấp cần xử trí nhanh chóng và theo dõi chặt chẽ. Hen là một bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát nếu cha mẹ biết hướng con đến lối sống lành mạnh và điều trị đầy đủ, phòng ngừa đúng cách. Dự phòng hen giúp trẻ duy trì chức năng phổi tốt, hạn chế tình trạng trẻ tái cơn cũng như chịu đựng tác dụng phụ của thuốc. Việc lựa chọn một sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch nói chung và phòng ngừa các bệnh đường hô hấp ở trẻ nói riêng là một việc cần thiết. Tuy nhiên, các mẹ cần cẩn trọng tham khảo ý kiến chuyên môn y tế để lựa chọn với tình trạng thể lực và sức khỏe của trẻ.

Dự phòng hen giúp hạn chế tình trạng trẻ tái cơn 

"Việc dự phòng hen rất quan trọng, tuy nhiên nhiều gia đình vẫn chưa làm đúng. Điều trị dự phòng hen sai cách sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và nâng chi phí chăm sóc tăng vọt, đặc biệt là khi trẻ phải nhập viện cấp cứu. Nhiều gia đình điều trị dự phòng nhưng không đều đặn vì cho rằng không cần thiết. Bên cạnh đó, các cha mẹ còn lo ngại tác dụng phụ của thuốc hen nếu trẻ phải điều trị kéo dài. Các gia đình không hiểu một điều rằng mỗi một lần con lên cơn, lượng thuốc bé phải dùng sẽ tăng gấp nhiều lần thuốc dự phòng. Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc đường uống hoặc đường tiêm để xử trí trẻ lên cơn hen cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ hơn” bác sỹ Lê Thu Hương chia sẻ.

Hiện nay, bệnh hen vẫn là gánh nặng lớn cho xã hội, chi phí điều trị của hen lớn hơn cả chi phí dành cho bệnh lao và HIV cộng lại.Trước thực trạng đáng lo ngại của bệnh hen, Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ đưa nội dung phòng chống hen vào Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 -  2012 và giai đoạn 2013 - 2015. 




Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ