Thuốc chống viêm làm tăng nguy cơ suy tim

Nhiều loại thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng nguy cơ suy tim cho người dùng

Suy tim đẩy nhanh quá trình mãn dục ở nam giới

Rối loạn nhịp tim có thể gây đột quỵ, suy tim và bệnh thận

Mệt mỏi, khó thở, tiểu đêm nhiều... có phải bị suy tim sung huyết?

Cách ngăn chặn suy tim do hở van tim 2 lá, 3 lá

Theo Tạp chí BMJ, thuốc chống viêm không steroid là loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, giúp ngăn chặn tình trạng viêm trong cơ thể. Mặc dù mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid và nguy cơ suy tim không còn xa lạ, nghiên cứu mới đây đã chỉ ra nguy cơ suy tim của từng loại thuốc chống viêm không steroid thường được chúng ta sử dụng.

TS. Gunnar H. Gislason, tác giả nghiên cứu, Giám đốc Quỹ tim mạch Đan Mạch cho biết, có sự khác biệt giữa loại và lượng thuốc chống viêm không steroid tác động tới nguy cơ suy tim cho người dùng. Đặc biệt, nếu bạn có tiền sử mắc bệnh tim, hoặc thuộc diện đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nguy cơ suy tim liên quan đến việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid rất cao. Do đó, người già và người mắc bệnh tim nên tránh dùng thuốc chống viêm không steroid.

Trong nghiên cứu, các tác giả đã phân tích dữ liệu của 27 loại thuốc chống viêm không steroid khác nhau được sử dụng bởi 8,2 triệu người trưởng thành Hà Lan, Ý, Đức và Vương quốc Anh từ năm 1999 tới 2010. Có hơn 92.000 người phải nhập viện vì suy tim và trong số này có 16.081 người, hay 17,4% nhập viện vì suy tim đang sử dụng thuốc chống viêm không steroid.

Nhìn chung, những người sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong 2 tuần trước đó có nguy cơ nhập viện vì suy tim cao hơn 19% đối với những người không dùng thuốc chống viêm không steroid.

TS. Gunnar H. Gislason nhận thấy 9 loại thuốc chống viêm không steroid làm gia tăng đáng kể nguy cơ suy tim cho người dùng là: Ketorolac, Etoricoxib, Indomethacin, Rofecoxib, Piroxicam, Diclofenac, Ibuprofen, Nimesulide và Naproxen. Những loại thuốc này làm tăng nguy cơ suy tim ở cả nam giới và phụ nữ, bất kể họ có hay không được chẩn đoán suy tim trước đó.

Đặc biệt, những người sử dụng Diclofenac, Etoricoxib, Indomethacin, Piroxicam và Rofecoxib hiện tại với liều cao, hoặc rất cao có nguy cơ suy tim cao hơn gấp đôi người từng sử dụng.

Theo TS. Gunnar H. Gislason, người dùng nên tham khảo ý kiến ​​bác sỹ nếu cần thuốc chống viêm không steroid để giảm đau hoặc điều trị viêm khớp. Bác sỹ cũng có thể tư vấn cho bạn các biện pháp thay thế phù hợp và an toàn hơn như sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa các chiết xuất thảo dược, giúp phòng ngừa suy tim và hỗ trợ điều trị bệnh lý tim mạch.

M. Hiếu H+ (Theo Foxnews)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch