Thuốc chẹn beta cho người bệnh suy tim

Thuốc chẹn beta là nhóm thuốc điều trị suy tim mạn tính có hiệu quả cao nhất

Ngừa suy tim trở nặng, cách nào?

Nhồi máu cơ tim: Triệu chứng và chẩn đoán

Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim trở nặng

Suy tim ở trẻ em: Nhận biết và điều trị thế nào?

Suy tim là tình trạng trái tim bị giảm hoặc mất chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể. Suy tim được coi là đích đến cuối cùng của nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau. Người bị suy tim tâm thu (tim co bóp không đủ mạnh) thường phải sử dụng thuốc chẹn beta để cải thiện chức năng tim, ngoài ra, nhóm thuốc này cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp:

-         Tăng huyết áp

-         Nhịp tim nhanh

-         Loại loạn nhịp tim (tim đập không đều)

Một số thuốc chẹn beta hiện có mặt trên thị trường bao gồn: Atenolol, timolol, carvediol, propranolol, bisoprolol, narodol, metoprosol, lebatol...

Vai trò của thuốc chẹn beta trong điều trị suy tim

Thuốc chẹn beta có thể làm chậm nhịp tim và giúp cho trái tim không phải làm việc quá sức. Ngoài ra, các thuốc này còn giúp tim không bị ảnh hưởng bởi các hormone tác động gây co mạch và tăng nhịp tim, chẳng hạn adrenaline. Khi sử dụng trong thời gian lâu dài, thuốc chẹn beta sẽ giúp tim bơm máu tốt hơn.

Nếu bạn muốn kiểm soát và làm chậm tiến trình suy tim của mình, hãy sử dụng thuốc chẹn beta đầy đủ liều lượng theo đơn của bác sĩ tim mạch.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn beta điều trị suy tim

Trong khoảng 2 – 3 tuần đầu tiên sử dụng thuốc chẹn beta, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng suy tim nghiêm trọng hơn: Mệt mỏi và chóng mặt nhiều hơn. Đó là điều bình thường, bởi lúc này hoạt động của tim đang được điều chỉnh để thích nghi dần với thuốc. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bạn cần kiểm tra huyết áp và nhịp tim thường xuyên để chắc chắn rằng chúng không bị hạ xuống mức nguy hiểm.

Thuốc chẹn beta cần được sử dụng trong thời gian dài, không tự ý ngừng thuốc

Một khi đã điều trị bằng thuốc chẹn beta, bạn cần gắn bó với nó lâu dài, đừng vì thấy mệt mỏi hay khó chịu mà ngừng uống thuốc. Các nghiên cứu cho thấy việc dừng thuốc đột ngột có thể gây đau ngực và làm tăng nguy cơ đột tử do tim (Sudden Cardiac Death).

Vì thế, đừng bao giờ tự ý ngừng thuốc khi không được sự đồng ý của bác sỹ.

Tác dụng phụ của thuốc chẹn beta điều trị suy tim

Mặc dù các thuốc chẹn beta mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh suy tim nhưng bạn cũng nên lưu ý các tác dụng phụ sau đây:  

-         Chóng mặt

-         Mệt mỏi

-         Lạnh bàn tay, bản chân

-         Đau đầu

-         Khó ngủ, ngủ hay gặp ác mộng

-         Buồn nôn, nôn, ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón

-         Tăng cân đột ngột (chẳng hạn tăng trên 1kg mỗi ngày trong hơn hai ngày liên tục).

-         Khó thở

-         Nổi mẩn da

-         Nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc không đều

-         Sưng bàn chân và cẳng chân

-         Đau ngực (nếu có triệu chứng này, bạn nên đi khám ngay)

Nếu một trong các tác dụng phụ kéo dài hoặc xảy ra với mức độ nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ điều trị xem làm thế nào để kiểm soát chúng. Bác sỹ có thể chỉ định giảm liều thuốc chẹn beta hoặc sử dụng thuốc khác để thay thế.

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch