TPCN nào hỗ trợ trị sẹo tốt?

Vitamin và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị sẹo hiệu quả

Rủ nhau làm đẹp bằng... máu

Hết sẹo lồi nhờ rau má

Ðiều trị sẹo lồi thế nào?

Video: Làm thế nào để xóa mờ vết thâm và sẹo mụn?

Sẹo là quá trình hình thành sau khi bị viêm hoặc bị tổn thương như mụn, trầy xước, sau chấn thương, phẫu thuật… Trong quá trình da phản ứng lại tình trạng viêm tấy, cấu trúc collagen nằm dưới biểu bì da bị phá vỡ. Sự thiếu collagen và fibrin (tơ huyết) làm da bị mài mòn, lõm dần xuống. Có những sẹo sau khi hình thành bị lõm sâu gọi là sẹo lõm, nhưng có khi do các sợi collagen phát triển quá mức tạo thành sẹo lồi gây mất thẩm mỹ và làm người bị mất tự tin.

Dưới đây là những loại vitamin, thực phẩm chức năng (TPCN) giúp hỗ trợ điều trị sẹo hiệu quả:

Vitamin E

Vitamin E đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để làm mờ sẹo, đặc biệt là sẹo do mụn trứng cá. Vitamin E giúp dưỡng ẩm sâu, từ đó làm giảm nguy cơ cho làn da bị ảnh hưởng và thường làm giảm sự xuất hiện của các vết sẹo.

Có hai cách sử dụng vitamin E để trị sẹo:

- Đường uống: Sử dụng 400 - 800mg 2 lần/ngày.

- Bôi ngoài da: Làm sạch da vùng da bị sẹo lõm để tẩy tế bào chết, chất nhờn, bụi bẩn trước khi thoa vitamin E. Nặn một ít dầu trong viên nang vitamin E và massage nhẹ nhàng lên vùng da bị sẹo và để khô tự nhiên ít nhất 3 - 4 giờ.

Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra có bị kích ứng vitamin E hay không trước khi sử dụng trên diện rộng.

Vitamin C

Đối với các vết sẹo nói chung, vitamin C là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình hồi phục. Theo các nhà khoa học người Australia, tiêu thụ bao nhiêu vitamin C còn tuỳ thuộc vào mức độ sẹo do bỏng, phẫu thuật hay do các chấn thương vật lý khác (yêu cầu lượng vitamin C tối thiểu để duy trì các chức năng giúp cơ thể khỏe mạnh là khoảng 300mg - 1gr/ngày sau phẫu thuật hoặc bị thương).

Vitamin C có khả năng gia tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, ức chế hoạt động của dãy melanocytes (dãy tế bào ở lớp đáy thượng bì chính là nhà máy sản xuất sắc tố melanin, quyết định màu sắc da, khi làn da bị tổn thương, kết hợp với tác động của các tia tử ngoại (UVA và UVB), Melanocytes bị kích thích hoạt động quá tích cực, hình thành vết thâm), giúp các vết thương nhanh lành và ngăn ngừa phồng rộp. Vitamin C cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại nhiễm trùng.

Bạn có thể tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế về liều lượng vitamin C hợp lý để hỗ trợ điều trị sẹo. Trong khi đó, bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C mỗi ngày bằng thực phẩm:

Bromelain

Là một loại enzyme được tìm thấy trong thân cây dứa, bromelain rất hữu ích cho việc giảm sưng, kháng viêm, tăng tốc độ phục hồi sẹo và tăng cường hệ thống miễn dịch qua đó có thể làm giảm đau, bầm tím, đau, tê cóng và bỏng. Nó là được coi là một loại thực phẩm bổ sung tự nhiên mang lại những hiệu quả tương tự như thuốc Ibuprofen nhưng lại không gây tổn hại cho gan.

Chlorella Growth Factor (CGF)

Là một trong những thành phần độc đáo có trong loại tảo Chlorella, CGF chứa một lượng lớn các hợp chất tự nhiên như: Acid nucleic, acid amin, peptit... với chức năng nuôi dưỡng và trẻ hoá cơ thể. Đây chính là nhân tố đứng đằng sau khả năng tự tái tạo với kích thước tối đa gấp 4 lần trong khoảng thời gian không đến một ngày của tảo Chlorella. Do đó, CGF có thể tăng cường quá trình tái tạo tế bào trong cơ thể, đem đến cho cơ thể con người một nguồn sinh lực dồi dào mà ít để lại tác dụng phụ cho sức khoẻ, đặc biệt trong việc sửa chữa các vết thương một cách tự nhiên.

Nhiều nghiên cứu khác cho thấy CGF tăng cường miễn dịch, hỗ trợ chữa lành các vết loét, bảo vệ làn da khỏi viêm nhiễm, thúc đẩy xương và cơ bắp phát triển.

Curcumin

Curcumin là thành phần chính của curcuminoit – một chất trong củ nghệ

Trong y học hệ thống y học Ayurveda tại Ấn Độ, từ khoảng năm 1900 TCN, củ nghệ đã được sử dụng để chữa trị một loạt các loại bệnh tật. Cho tới cuối thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu khoa học mới phát hiện ra nghệ có được những công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ, đặc biệt là vẻ đẹp là nhờ curcumin.

Theo các nghiên cứu, curcumin có tác dụng “phá hủy” melanin rất mạnh mẽ, từ đó loại bỏ các vết thâm trên da một cách nhanh chóng. Đặc biệt, sử dụng curcumin trước khi vết thâm hình thành còn có tác dụng ức chế sản sinh melanin từ đó ngăn ngừa hình thành vết thâm sau mụn trứng cá, ngăn ngừa nám da, sạm da và tàn nhang, xóa mờ vết thâm, giúp da trắng mịn. Curcumin còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp trị mụn trứng cá, làm phục hồi nhanh các vết thương ngoài da, không để lại sẹo.

Tuy nhiên, curcumin cũng giống như các chất chống oxy hóa mạnh khác cũng ít nhiều có tác dụng phụ như: Buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt và chặn protein hepcidin, có khả năng gây ra thiếu sắt ở các bệnh nhân mẫn cảm...

Chính vì vậy, hãy tham vấn chuyên gia sức khoẻ của bạn để tìm ra loại TPCN tốt và phù hợp với thể trạng.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất