Vì sao bạn cần bổ sung chất xơ?

Bổ sung chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Làm sao bổ sung chất xơ khi theo chế độ ăn không gluten?

Chống táo bón cho trẻ bằng chất xơ hòa tan và men vi sinh

Tìm chất xơ hòa tan trong các loại đậu, hạt, ngũ cốc này

Bổ sung chất xơ cho cơ thể giúp ngăn ngừa 11 bệnh thường gặp

Bạn cần bao nhiêu chất xơ mỗi ngày?

Theo Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn Mỹ, lượng chất xơ được khuyến nghị nên tiêu thụ hàng ngày là khoảng 14gr cho mỗi 1.000 calorie tiêu thụ, hay 25gr cho nữ giới và 38gr cho nam giới.

Tất nhiên, cách tốt nhất để có đủ chất xơ cho cơ thể là tiêu thụ một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt nhiều rau, củ, quả, các loại đậu và hạt. Tuy nhiên, nhiều người không thể đạt được mục tiêu có đủ chất xơ hàng ngày vì thói quen lười ăn rau hoặc do nhiều nguyên nhân khác. Vì vậy, bạn có thể tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế về việc có nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng/thực phẩm bổ sung chất xơ hay không.

Các sản phẩm bổ sung chất xơ

Các sản phẩm bổ sung chất xơ có nhiều loại. Bạn có thể lựa chọn bổ sung chất xơ không hòa tan hoặc bổ sung chất xơ hòa tan.

Chất xơ không hòa tan làm tăng khối lượng phân, đồng thời giúp cân bằng nồng độ pH trong ruột. Loại chất xơ này thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và giúp tránh táo bón. Chất xơ không hòa tan không hòa tan trong nước và không lên men với vi khuẩn trong ruột kết.

Mặt khác, chất xơ hòa tan có khả năng hòa tan trong nước tạo thành một vật liệu giống như gel có thể giúp giảm mức cholesterol và glucose trong máu.

Bạn có thể chọn một sản phẩm bổ sung chất xơ dạng bột hay cốm. Bột có thể được hòa với nước, hoặc cho vào sữa chua, cháo và các công thức làm bánh.

Bổ sung chất xơ dạng viên nén hoặc viên nhai là những lựa chọn khác thuận tiện hơn, đặc biệt nếu bạn muốn dùng chúng khi liên tục phải di chuyển hoặc khi đi du lịch,

Các sản phẩm này thường chứa chất xơ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo (tạo ra trong phòng thí nghiệm). Các nguồn chất xơ tự nhiên được sử dụng bao gồm lignin (một hợp chất có trong tế bào thực vật), cellulose (một loại đường có trong tế bào thực vật), pectin (một loại đường có trong trái cây và quả mọng) và vỏ psyllium (sản phẩm bổ sung chất xơ duy nhất giúp giảm cholesterol “xấu” LDL). Các chất xơ nhân tạo thường gặp là polydextrose, polyol (còn được gọi là rượu đường) và maltodextrin.

Lợi ích khi bổ sung chất xơ

Những lợi ích khi bổ sung chất xơ bao gồm:

- Nhu động ruột khỏe mạnh và giảm nguy cơ táo bón hoặc tiêu chảy.

- Giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, bệnh túi thừa và ung thư đại trực tràng.

- Giảm mức cholesterol, đặc biệt là từ chất xơ hòa tan.

- Có khả năng giảm huyết áp và viêm.

- Kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ đường. Chất xơ không hòa tan cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

- Giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh vì chất xơ giúp bạn cảm thấy nhanh no, lâu đói và ăn ít hơn.

- Giúp tăng tuổi thọ bằng cách giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim và các bệnh ung thư.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất