Mất ngủ dùng TPCN gì?

Trà hoa cúc được con người sử dụng để cải thiện chất lượng giấc ngủ từ hàng ngàn năm nay

Thực phẩm: Kẻ thù của giấc ngủ

Giảm Melatonin, tăng nguy cơ ung thư

Hormon Melatonin thấp làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Melatonin và giấc ngủ

Theo TS.BS Sharon Plank – Đại học Y Pittsburgh và TS.BS Alon Avidan  - chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ, Đại học Y David Geffen (Mỹ), sử dụng các TPCN sau sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn:

1. Trà hoa cúc (Chamomile Tea)

Trà hoa cúc được con người sử dụng để cải thiện chất lượng giấc ngủ từ hàng ngàn năm nay. Tác dụng của trà hoa cúc cũng đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy chiết xuất hoa cúc giúp chuột đi vào giấc ngủ nhanh hơn thuốc an thần benzodiazepine. Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) xác nhận rằng trà hoa cúc an toàn và hầu như không có tác dụng phụ.

TS. Plank cho biết: “Điều quan trọng là bạn phải chế biến đúng cách: Lấy 2 – 3 túi trà ngâm trong ẩm chứa nước nóng, sau đó đậy nắp lại để không làm mất đi lượng dầu có trong trà”.

Lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc: Thận trọng nếu bạn bị dị ứng với hoa cúc. Ngoài ra, phụ nữ không uống trà hoa cúc khi đang mang thai hoặc cho con bú.

2. Melatonin

Melatonin là hormone quyết định rất lớn đến giấc ngủ

Melatonin là hormone tự nhiên giúp điều chỉnh chu kỳ sinh học thức – ngủ của con người. Các nghiên cứu cho thấy melatonin không chỉ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ.

“Melatonin có hai loại là phóng thích kéo dài (extended release) và phóng thích tức thời (immediate release). Nếu thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm, bạn nên dùng loại thứ nhất. Loại thứ hai giành cho những người khó ngủ”, TS. Plank cho biết.

Ngoài ra, việc bổ sung melatonin cũng có thể cải thiện rối loạn giấc ngủ do chênh lệch múi giờ.

Lưu ý: Melatonin an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng melatonin có thể gây xuất huyết khi sử dụng với thuốc chống đông máu. Nó cũng làm tăng nguy cơ co giật, đặc biệt ở trẻ em bị bệnh về não.

3. Valerian (nữ lang)

Cây nữ lang

Rễ cây nữ lang đã được sử dụng như một vị thuốc an thần và điều trị lo âu trong hơn 2.000 năm nay.

Nghiên cứu cho thấy valerian giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Lưu ý: Bắt đầu dùng valerian với liều thấp nhất, sau đó tăng dần. Valerian đạt hiệu quả cao nhất nếu sử dụng hàng đêm nhưng không dùng quá lâu (4 - 6 tuần). Không dùng chung với các loại thuốc ngủ khác.

4. Kava

Kava giúp cải thiện chứng mất ngủ do căng thẳng

Cây kava được chứng minh là giúp giảm bớt lo âu và cải thiện chứng mất ngủ do căng thẳng.

Theo Viện Bác sỹ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP), kava an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, không dùng kava với đồ uống có cồn, thuốc chuyển hóa men gan. Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã từng khuyến cáo rằng kava làm tăng nguy cơ tổn thương gan, vì thế, hãy tham khảo ý khiến bác sỹ trước khi sử dụng kava.

“Biểu đồ thời gian ngủ theo lứa tuổi” của Quỹ Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ (National Sleep Foundation - NSF):

- Trẻ 0 - 3 tháng tuổi: 14 - 17 giờ mỗi ngày.
- Trẻ 4 - 11 tháng tuổi: 12 - 15 giờ mỗi ngày.
- Trẻ mới biết đi (1 - 2 tuổi): 11 - 14 giờ mỗi ngày.
- Trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi): 10 - 13 giờ mỗi ngày.
- Trẻ trong độ tuổi đi học (6 – 13 tuổi): 9 - 11 giờ mỗi ngày.
- Thiếu niên (14 – 17 tuổi): 8 - 10 giờ mỗi ngày.
- Thanh niên (18 – 25 tuổi): 7 - 9 giờ mỗi ngày.
- Người lớn (26 – 64 tuổi): 7 - 9 giờ mỗi ngày.
- Người già (65 tuổi trở lên): 7 - 8 giờ mỗi ngày.

Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng