Thực phẩm chức năng nào giúp tăng năng lượng?

Những người có tình trạng sức khỏe nhất định và những người có chế độ ăn uống không khoa học có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng giúp tăng năng lượng

Cách tăng năng lượng sau một đêm không ngon giấc

Uống ngay 1 cốc trà matcha để tăng năng lượng và sự tập trung cho tuần mới

3 cách đơn giản để tràn đầy năng lượng

Trồng cây xanh trong văn phòng giúp tăng năng suất làm việc

Dưới đây là một số loại vitamin và thực phẩm chức năng giúp tăng năng lượng hiệu quả nhất:

Sâm Ấn Độ/Ashwagandha

Căng thẳng và lo lắng có thể góp phần gây mệt mỏi và năng lượng thấp. Chúng cũng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và cản trở bạn thực hiện những công việc thường nhật.

Sâm Ấn Độ là một thảo dược adaptogen, tức là nó có thể giúp tăng mức năng lượng, kiểm soát căng thẳng tốt.

Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy chiết xuất từ ​​rễ sâm Ấn Độ giúp giảm bớt hormone căng thẳng cortisol và lo lắng sau 60 ngày sử dụng. Họ cũng nhận thấy sâm Ấn Độ là “an toàn và dung nạp tốt”.

Một nghiên cứu khác cho thấy tiêu thụ 500mg sâm Ấn Độ, 2 lần mỗi ngày, giúp cải thiện sức bên ở những người đạp xe.

Coenzyme Q10

Coenzyme Q10 (CoQ10) là một loại enzyme tồn tại tự nhiên trong cơ thể, đặc biệt là ở tim, gan, tuyến tụy và thận. Nó là một chất chống oxy hóa giúp cải thiện năng lượng và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Trong một nghiên cứu năm 2014, các nhà khoa học cho hay mức độ CoQ10 thấp trong cơ thể có liên quan tới mệt mỏi.

Hầu hết mọi người có thể nhận đủ CoQ10 thông qua chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm: Cá béo, gan hoặc các loại nội tạng khác và các loại ngũ cốc.

Những người có tình trạng sức khỏe nhất định và những người không nhận được đủ CoQ10 từ chế độ ăn uống có thể bổ sung CoQ10 từ các loại thực phẩm chức năng.

Những người dùng thuốc chống đông máu, dùng insulin hoặc đang điều trị ung thư nên tham vấn bác sỹ trước khi dùng CoQ10.

Tác dụng phụ nhẹ của CoQ10 có thể bao gồm: Tiêu chảy. phát ban, mất ngủ.

Liều lượng khuyến cáo an toàn là 30 - 90 mg CoQ10/ngày, tối đa là 200mg mỗi ngày.

Vitamin D

Cơ bắp mệt mỏi và yếu ớt là triệu chứng phổ biến ở những người không có đủ vitamin D. Hơn 50% người dân trên toàn thế giới bị thiếu vitamin này.

Những người có nguy cơ cao bị thiếu vitamin D là người  cao tuổi, người có làn da sẫm màu, những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (như những người ở vùng có khí hậu ôn đói, hàn đới), người béo phì…

Theo một nghiên cứu năm 2013, cơ bắp ở những người có lượng vitamin D thấp đã được cải thiện sau khi điều trị thiếu vitamin.

Ngoài ra, còn có mối liên hệ giữa trầm cảm và lượng vitamin thấp D. Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của trầm cảm.

Một nghiên cứu từ Na Uy đã nhấn mạnh rằng những người bị thừa cân bổ sung 20.000 hoặc 40.000IU vitamin D hàng tuần, trong suốt 1 năm, đã giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm so với những người chỉ dùng giả dược.

Vitamin B

Vitamin B giúp tạo năng lượng ở cấp độ tế bào, vì vậy, thiếu vitamin B có thể gây ra mệt mỏi.

Những người lớn tuổi, người ăn chay và người ăn thuần chay có thể có nguy cơ thiếu vitamin B12 cao hơn, vì loại vitamin này chỉ có trong các sản phẩm động vật hoặc thực phẩm tăng cường. Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu, từ đó gây thiếu năng lượng và mệt mỏi.

Một nghiên cứu cho hay bổ sung vitamin B12 có thể tăng hiệu suất tập luyện của các vận động viên. Tuy nhiên, nghiên cứu không chỉ ra rằng B12 làm tăng hiệu suất tập luyện hoặc sức chịu đựng ở những người không bị thiếu vitamin này.

Creatine

Creatine là một acid amin có chủ yếu trong thịt đỏ và hải sản. Bổ sung creatine làm tăng lưu trữ creatine trong cơ bắp và có thể giúp cải thiện hiệu suất tập luyện.

Một báo cáo trên Tạp chí Quốc tế Society of Sports Nutrition cho thấy creatine không chỉ cải thiện hiệu suất tập luyện cường độ cao, mà còn: Cải thiện phục hồi cơ bắp sau tập luyện, giúp ngăn ngừa chấn thương do thể thao, giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiệt, như mất nước.

Các tác giả nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bổ sung creatine dài hạn và ngắn hạn là an toàn và dung nạp tốt cho người khỏe mạnh ở mọi lứa tuổi.

Điều quan trọng cần lưu ý là những nghiên cứu này đã nhận được tài trợ hoặc có liên kết với các nhà sản xuất thực phẩm chức năng.

Sắt

Thiếu chất sắt có thể dẫn đến thiếu năng lượng và mệt mỏi. Những người có nguy cơ thiếu sắt cao là: Phụ nữ trong kỳ kinh, đang mang thai hoặc cho con bú, là người ăn chay, tập thể dục cường độ cao (đặc biệt là nữ), người hiến máu thường xuyên…

Một nghiên cứu đã xem xét sự mệt mỏi không giải thích được ở phụ nữ đang trong kỳ kinh và thấy rằng những người bổ sung sắt trong 12 tuần đã giảm 47,7% mệt mỏi, những người trong nhóm giả dược chỉ giảm được 28,8%.

Nên bổ sung sắt cùng với vitamin C để giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

L-theanine

L-theanine là một acid amin tự nhiên có trong lá trà.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2017 cho hay kết hợp L-theanine với caffeine có thể giúp tăng năng lượng và cải thiện mức độ chú ý.

Một nghiên cứu khác khác vào năm 2010 cho thấy bổ sung 97mg L-theanine cùng với 40mg caffeine giúp cải thiện hiệu suất nhận thức ở người trẻ tuổi, giảm mệt mỏi với tăng sự tỉnh táo.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất