Thực phẩm chức năng nào giúp bổ não, tăng cường trí nhớ cho sỹ tử?

Một trong những bí quyết thi tốt là sử dụng thực phẩm chức năng bổ não

Infographic: 10 bí quyết giúp sỹ tử ngủ ngon, thi tốt

Áp lực thi cử, sỹ tử phải nhập viện tâm thần điều trị

Nước ép trái nhàu - bảo vệ sức khoẻ cho sỹ tử mùa thi

Sỹ tử nên ăn gì trong ngày thi nắng nóng cực điểm?

Để tăng cường trí nhớ, sự tập trung, các sỹ tử có thể bổ sung các vi chất hoặc thực phẩm chức năng có chứa các vi chất sau đây:

Các vitamin nhóm B

Áp lực thi cử dễ dàng làm cho các sỹ tử bị căng thẳng, stress và ảnh hưởng tới việc tiếp thu bài vở, thi tốt. Bổ sung vitamin B sẽ giúp giảm bớt những căng thẳng này.

Vitamin nhóm B là nhóm vitamin tan trong nước bao gồm: Thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), biotin (B5), pyridoxin (B6), acid flic (B9) và B12.

Vitamin B có tác dụng tốt nhất khi được kết hợp nhiều loại với nhau. Do đó, tốt nhất bạn nên tiêu thụ sản phẩm bổ sung vitamin B tổng hợp chứ không phải là các vitamin riêng lẻ.

Hầu hết các sản phẩm bổ sung vitamin B trên thị trường cung cấp 50 - 100mg mỗi loại vitamin B, bao gồm: B6, B1, B2, B3, cùng với 50 - 100mcg acid folic và vitamin B12. Bạn có thể uống 1 - 2 viên nang mỗi ngày hoặc làm theo hướng dẫn sử dụng của dược sỹ, bác sỹ.

Vì vitamin B phức hợp tham gia vào quá trình sản sinh năng lượng trong cơ thể, nên bạn hãy uống chúng vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, không nên uống trước khi ngủ vì chúng có thể khiến bạn tỉnh táo, khó ngủ.

Magne

Sự thiếu hụt magne trong giai đoạn căng thẳng cực độ về lâu về dài sẽ dẫn đến lo âu mạn tính. Khi đó, hãy bù đắp lượng magne thiếu hụt để giảm ngay căng thẳng.

Mỗi ngày, sỹ tử độ tuổi 17 trở lên nên đạt đủ 410mg magne (cho nam) và 360mg magne (cho nữ).

Để giảm căng thẳng, lo âu, sỹ tử nên lựa chọn bổ sung loại magne phù hợp. Bạn có thể sử dụng Magnesium lactate, Magnesium chelate, Magnesium glycinate, Magnesium citrate và Magnesium glycerophosphate... vì chúng dễ hấp thụ, ít tác dụng phụ. Không nên lựa chọn Magnesium clorua, Magnesium oxyde và hydroxyde. Bởi lẽ, các loại magne này vừa khó hấp thụ là nhiều tác dụng phụ như nhuận tràng.

Khi bổ sung magne nên kết hợp với các chất khác như: Vitamin B6 để thúc đẩy sự hấp thụ magne; Taurine thúc đẩy sự bổ sung magne trong các tế bào sau khi bị căng thẳng; Một số loại vitamin B khác giúp điều hòa hệ thần kinh, tối ưu hóa các hiệu ứng căng thẳng.

Sắt

Hầu hết các sỹ tử đều thuộc lứa tuổi vừa mới dậy thì, đang dậy thì và có tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt cao, đặc biệt là các nữ sinh. Thiếu máu do thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi, dễ đau đầu, chóng mật, kém tập trung và hay buồn ngủ trong giờ học.

Chính vì vậy, hãy chú ý bổ sung nhiều chất sắt trong giai đoạn ôn thi gấp rút này. Khi bổ sung sắt, bạn hãy dùng thêm các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thu chất sắt.

Kẽm

Kẽm là khoáng chất vi lượng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sức khỏe con người. Mỗi ngày, sỹ tử cần hấp thụ 11mg kẽm (đối với nam) và 8 - 9mg kẽm (đối với nữ). Thiếu kẽm sẽ dẫn đến rất nhiều các rối loạn không đặc hiệu, bao gồm: Mệt mỏi, chán ăn, giảm thị lực…

Nên bổ sung kẽm khi bụng no để tránh buồn nôn. Không nên uống kẽm cùng thời điểm với uống calci và sắt.

Calci

Thiếu calci khiến trí nhớ bị suy giảm, bạn cũng dễ bị stress, bồn chồn, khó tĩnh tâm. Bên cạnh đó, nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh nghiêm trọng hơn như chán ăn, cáu gắt, lo lắng vô cớ, thậm chí là trầm cảm. Việc bổ sung đầy đủ calci mỗi ngày sẽ giúp giải tỏa lo âu và tăng cường trí nhớ.

Nếu buổi sáng bạn uống bổ sung viên sắt, buổi trưa uống bổ sung kẽm thì hãy tránh uống viên calci vào 2 thời điểm này. Tốt nhất, hãy uống viên calci sau khi ăn no từ 30 phút đến 1 tiếng.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung calci dưới các dạng như: Calci gluconat, calci carbonat, calci phosphat... trong đó, chỉ có calci gluconat là được cơ thể hấp thu tốt hơn.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất