Bệnh về mắt do thiếu vitamin

Thiếu vitamin gây bệnh gì ở mắt và bổ sung vitamin thế nào cho đúng?

40% người trên 75 tuổi có dấu hiệu thoái hóa điểm vàng

Hướng điều trị mới nhờ phát hiện gene dẫn tới thoái hóa điểm vàng

Bị thoái hóa điểm vàng vì nguyên nhân không ngờ này

Ăn nhiều chất béo dễ gây mù lòa?

Vitamin A

Vitamin A có vai trò rất quan trọng tại mắt khi nó tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và nón ở võng mạc. Vitmain A còn có tác dụng trên biểu mô kết - giác mạc, giúp biểu mô giữ độ trong và bóng. Vì vậy, nếu thiếu  vitamin A sẽ dẫn tới bệnh khô mắt, quáng gà, giảm thị lực, nhuyễn biểu mô kết - giác mạc gây mù.

Vitamin A có rất nhiều trong gan động vật, dầu cá, thịt, sữa, lòng đỏ trứng, quả gấc, cà rốt, cà chua...

Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B đảm nhận vai trò đảm bảo sự trao đổi chất bình thường cho võng mạc và giác mạc, giúp giảm sung huyết thần kinh thị giác và là chất dinh dưỡng của dây thần kinh thị giác. Khi cơ thể không nạp đủ vitamin nhóm B, mắt sẽ dễ mắc phải các triệu chứng như mỏi mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt và co giật quanh cơ mắt. Các vitamin nhóm B ảnh hưởng trực tiếp tới thần kinh thị giác gồm có: Vitamin B1, B2, B3 (PP) và B12. Cụ thể:

Vitamin B1: Đóng vai trò chuyển hóa glucid, cung cấp năng lượng cho mắt hạn chế tình trạng mỏi mắt, phòng ngừa và chữa trị bệnh đục thủy tinh thể do thiếu năng lượng. Thiếu vitamin B1 dễ phát sinh bệnh khô mắt, viêm thần kinh thị giác hoặc một số bệnh lý hốc mắt, khô mắt, giảm thị lực, giãn đồng tử mắt nghiêm trọng, phản ứng chậm với ánh sáng… Nên bổ sung vitamin B1 từ thực phẩm tự nhiên như gan động vật, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, lươn, lòng đỏ trứng, đỗ xanh, khoai tây...

Vitamin B2: Giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi sắc tố ở võng mạc, giúp mắt thích nghi với ánh sáng, tránh được những triệu chứng khó chịu như: nhức mỏi, viêm mắt, chảy nước mắt. Nếu thiếu nhiều vitamin B2 có thể gây loét giác mạc và tăng nguy cơ sung huyết thần kinh thị giác.

Nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin B2 như men, các sản phẩm từ sữa, thịt bò, gan động vật, đậu nành, rau chân vịt, nấm, hạt hướng dương, trái cây tươi…

Vitamin B3 (Vitamin PP): Là vi chất cần thiết cho quá trình oxy hóa khử chuỗi hô hấp tế bào của mắt và chống dị ứng nên được sử dụng để điều trị viêm kết mạc do dị ứng.

Vitamin B12: Ngoài tác dụng tạo máu, bảo vệ tính toàn vẹn tế bào thần kinh, còn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế tổng hợp protein, đẩy mạnh quá trình tổng hợp protein, giúp mau liền sẹo, rất cần thiết cho những người có tổn thương thị giác như: Loét giác mạc, viêm kết mạc do dị ứng hoặc sau phẫu thuật…

Vitamin C

Các tế bào thần kinh võng mạc cần được cung cấp với liều lượng vitamin C tương đối cao, cả bên trong lẫn bên ngoài, nhằm duy trì hoạt động bình thường của mắt. Một chế độ ăn uống giàu vitamin C có thể giúp bảo vệ các tế bào thần kinh võng mạc, đặc biệt cho những người có nguy cơ bị bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam, quýt, bưởi, đu đủ, dâu tây, quả dứa, rau lá xanh đậm...

Việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin có thể giúp bảo vệ thị lực, đặc biệt khi kết hợp với các loại thực phẩm chức năng có thành phần: ALA, Hoàng đằng, Quercetine…

Biết Tuốt H+

Gợi ý sản phẩm: Minh nhãn Khang - Thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất