Thị trường TPCN toàn cầu dự kiến đạt 179,8 tỷ USD năm 2020

Kệ bán thực phẩm chức năng tại một cửa hàng ở Wal-Mart (Chicago, Illinois, Mỹ) (Ảnh: Scott Olson / Getty Images)

Organo Gold: Những ông vua... bê bối, scandal

Giai Cảnh và Thanh Đường An: Thêm thầy thuốc tư vấn trái luật

Interpol cảnh báo toàn cầu về thuốc giảm cân gây chết người

Dán nhãn sạch trên thực phẩm: Cứu vãn niềm tin của người tiêu dùng

Mối quan tâm ngày càng lớn về lối sống lành mạnh dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lành mạnh. Thực phẩm chức năng (TPCN), trong đó có thực phẩm bổ sung (vitamin and mineral food supplement) và thực phẩm bổ sung hoạt chất từ thảo dược (botamical herbal dietary supplement) là sự lựa chọn tốt nhất cho những người đang tuân thủ lối sống lành mạnh.  TPCN rất đa dạng về chủng loại (vitamin, khoáng chất, thảo dược, acid béo… giúp duy trì sức khỏe và phòng thiếu hụt dinh dưỡng) và hình thức (vỉ, viên nén, bột, viên nang và dạng dung dịch… ) nên có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi lứa tuổi với các mục đích khác nhau.

Theo dự báo của Cơ quan Nghiên cứu Thực phẩm Leatherhead (Anh), đến năm 2017, thị trường TPCN toàn thế giới sẽ tăng 25% so với năm 2013. Ngành TPCN ở Mỹ sẽ phát triển mạnh mẽ nhất, vượt qua Nhật Bản và trở thành thị trường lớn nhất trên thế giới về TPCN.

Thức uống năng lượng và các loại TPCN giúp cải thiện tâm trạng vẫn được tiêu thụ nhiều nhất với thị phần 27,1%; Các sản phẩm hỗ trợ cải thiện trí nhớ, thị lực cũng ngày càng phổ biến. Xu hướng tiêu dùng TPCN tăng cường hệ miễn dịch có thể sẽ giảm, thay vào đó là TPCN dành cho người béo phì và có nhu cầu giảm cân.

Châu Á – Thái Bình Dương: Thị trường số 1

Sự già hóa dân số, tăng tỷ lệ bệnh do lối sống và tăng chi phí chăm sóc y tế là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường TPCN. Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu Thị trường Persistence, châu Á – Thái Bình Dương là thị trường TPCN lớn nhất thế giới trong năm 2013. Tại khu vực này, người tiêu dùng có nhận thức rõ ràng về lợi ích của việc sử dụng TPCN, đó là động lực chính cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường châu Á – Thái Bình Dương.

Ngoài ra, sự tăng trưởng về kinh tế, tăng thu nhập cũng là một yếu tố khiến người dân "mạnh tay" chi tiêu cho các mặt hàng này. Tại Trung Quốc, theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia, thu nhập bình quân đầu người của dân thành thị tăng từ 2.271 USD/người/năm lên 3.408,5 USD/người/năm trong giai đoạn 2008 – 2012. Thu nhập tổng thể hàng năm ở Ấn Độ tăng từ 1.366,2 tỷ USD trong năm 2010 lên 1.587,6 tỷ USD trong năm 2013. Thị trường TPCN tại Bắc Mỹ hiện đang trong giai đoạn “trưởng thành” hơn so với thị trường tại các quốc gia đang phát triển ở châu Á và châu Phi. Trong những năm gần đây, người tiêu dùng đã ý thức hơn về chế độ ăn uống cũng như việc chọn lựa thực phẩm. Theo một cuộc khảo sát của Hội đồng Trách nhiệm Dinh dưỡng (CRN) tiến hành năm 2014, khoảng 68% người trưởng thành ở Mỹ sử dụng TPCN, khoảng 50% trong số này sử dụng với mức độ thường xuyên. Tỷ lệ sử dụng TPCN ở Nhật Bản là 80% (năm 2010).

Trong vài năm qua, mối lo ngại về sự tấn công của “cơn thủy triều” bệnh mạn tính không lây và các bệnh liên quan đến tuổi già đã thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm bổ sung. Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, trong năm 2012, 40 triệu dân nước này là người trên 65 tuổi. Sự già hóa dân số cũng xảy ra tương tự tại các nước phát triển như Nhật Bản và Trung Quốc.

Thị trường TPCN toàn cầu tăng từ 90,6 tỷ USD trong năm 2010 lên 109,8 tỷ USD năm 2013 với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 6,6%. Theo phân khúc khu vực, thị trường TPCN châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng với CAGR 8,2% trong giai đoạn 2010 – 2013, đạt 34,2 tỷ USD trong năm 2013.

Thị trường lớn thứ 2: Châu Âu

TPCN nào được người Mỹ ưa chuộng nhất? - Ảnh 1Tỷ lệ người trưởng thành Mỹ dùng TPCN theo từng nhóm sản phẩm. Có thể thấy dầu cá chính là TPCN được người Mỹ ưa chuộng nhất (Khảo sát của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ công bố đầu năm 2015)

Mặc dù có những quy định khá ngặt nghèo về sản xuất, kinh doanh TPCN, châu Âu vẫn là "sân chơi" rộng lớn thứ hai dành cho các mặt hàng này. Gần đây, người tiêu dùng trong khu vực này cũng dành sự quan tâm rất lớn cho một lối sống lành mạnh, từ đó thúc đẩy sự tiêu thụ thực phẩm lành mạnh, trong đó có TPCN. Tại khu vực châu Âu, Tây Âu đang là thị trường lớn mạnh nhất nhưng Đông Âu được đánh giá là có tiềm năng phát triển hơn trong tương lai. Tương tự khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sự già hóa dân số, gia tăng tỷ lệ các bệnh do lối sống và tăng chi phí chăm sóc y tế là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường TPCN châu Âu.

Các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực TPCN toàn cầu: Tập đoàn NBTY (Mỹ), Koninklijke DSM N.V. (Hà Lan), Amway (Mỹ), Công ty Herbalife (Mỹ), Tập đoàn Omega Protein (Mỹ), Công ty Bayer (Đức), Công ty Naturalife Asia (Hàn Quốc), Tập đoàn Integrated BioPharma (Mỹ), Tập đoàn Nu Skin (Mỹ), Công ty BASF SE (Đức), Công ty Surya Herbal (Ấn Độ), Tập đoàn Bio-Botanica (Mỹ), Công ty Dược Himalaya (Ấn Độ), Công ty Ricola AG (Thụy Điển), Công ty Pharmavite (Mỹ), Công ty Blackmores (Australia), Công ty Epax (Na Uy) và Công ty Axellus (Đan Mạch).

*Công ty Nghiên cứu thị trường Persistence (PMR) có trụ sở tại Mỹ, chuyên cung cấp các thông tin, số liệu dựa trên nghiên cứu; Các dịch vụ tư vấn thị trường. PMR mạnh về nghiên cứu thị trường thuộc các lĩnh vực như: Y tế; Hóa chất và vật liệu; Công nghệ và Truyền thông; Năng lượng khai thác mỏ; Thực phẩm và nước giải khát; Bán dẫn và điện tử; Hàng tiêu dùng; Công nghiệp vận tải...

Từ năm 1999, TPCN từ các nước bắt đầu nhập khẩu chính thức vào Việt Nam. Theo PGS.TS. Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam: “5 năm trở lại đây được coi là thời gian bùng nổ các sản phẩm TPCN tại nước ta”. Số người sử dụng TPCN ngày càng tăng. Theo số liệu của Cục An toàn thực phẩm năm 2011, ở TP.HCM có 43% số người trưởng thành và ở Hà Nội có 63% số người trưởng thành sử dụng TPCN.
Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng