Rau đắng biển: Thực phẩm bổ não cường thân

Rau đắng biển - thuốc quý trong vườn nhà

Y học Ayurveda: Khoa học về sống khỏe, trường sinh của người Ấn

Adaptogen - Kẻ nắm giữ chìa khoá hoá giải stress

Điểm mặt những "siêu thảo dược" hoá giải stress

Hai món đơn giản với rau đắng

Rau đắng biển cũng hết sức quen thuộc đối với người dân đồng bằng Nam bộ Việt Nam. Đối với người dân nơi đây, rau đắng biển là thức ăn ngon, tạo nên bản sắc độc đáo của ẩm thực vùng sông nước. Người dân không cần mất công trồng rau đắng biển vì nó có thể sinh trưởng dễ dàng ở bờ ruộng, bụi tre, mọc lẫn với cỏ, ở sau hè, góc vườn… Rau đắng ngon nhất khi vừa sau mưa, vì lúc đó cọng rau sẽ mập tròn, tươi giòn. Khi ăn thường cắt ngang thân, thân mang những lá dày, mọng nước, màu xanh đậm, tươi tốt quanh năm.

Rau đắng biển tên khoa học là Bacopa monniera, không chỉ là món ăn ngon, loại rau này còn được sử dụng như thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng tự nhiên, an toàn.

Dưới đây là một số công dụng rau đắng biển đối với sức khoẻ con người theo quan điểm của các hệ thống y tế khác nhau:

Y học cổ truyền Việt Nam

Rau đắng biển có tính mát, vị đắng. Tác dụng rau đắng biển là thanh nhiệt tiêu độc, lợi tiểu tiêu thũng, thường dùng trong các bệnh như kiết lỵ, đau mắt đỏ, viêm gan, hen suyễn, suy nhược thần kinh, động kinh, còn dùng khai vị kích thích, chống táo bón, dùng ngoài chữa ghẻ lở, mụn nhọt.

Y học Ayurveda Ấn Độ

Ayurveda là gì?

Ayurveda (Ayurvedic) không phải là một trường phái tôn giáo, cũng không phải là một tín ngưỡng. Từ Ayurveda trong tiếng Phạn được hiểu tương đương với "tuổi thọ được xây dựng trên nền tảng kiến ​​thức" hay "khoa học của sự sống".

Đây là một hệ thống y tế của Ấn Độ giáo truyền thống để chữa bệnh tự nhiên có tuổi đời tới 5.000 năm. Nó khởi nguồn từ nền văn hóa Vệ Đà (Vedic) của Ấn Độ - được coi là khoa học chữa bệnh lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Hiện nay, y thuật Ayurveda đã trở thành một trường phái y học có đầy đủ lý luận và thực hành, được Tổ chức Y tế thế giới WHO công nhận.

Y học Ayurveda xếp rau đắng biển vào nhóm thảo dược Adaptogen - một nhóm các thảo dược, thực vật độc đáo được sử dụng để cải thiện sức khỏe của hệ thống thượng thận - hệ thống có trách nhiệm quản lý phản ứng nội tiết tố gây căng thẳng, stress nặngcho cơ thể.

Từ đó, Ayurveda khẳng định rau đắng biển có tác dụng bổ não, tăng trí, cường thân, giảm sự mệt mỏi về tinh thần, giúp con người tỉnh táo hơn, ngăn ngừa trầm cảm, sa sút tinh thần. Bên cạnh đó, rau đắng biển hỗ trợ điều trị tốt bệnh động kinh, hen suyễn, mất tiếng, trị rắn cắn và các chứng rối loạn đường ruột... Người Sri Lanka còn dùng rau đắng biển đề làm thuốc xổ, nấu nước rửa chữa bệnh nhọt độc sưng ngoài da.

Y học hiện đại

Theo kết quả nghiên cứu của Srinivasa Rao Bammidi và cộng sự tại Trung tâm Công nghệ sinh học Ấn Độ, trong rau đắng biển có chứa hoạt chất saponin (bacoside A và B) giúp tăng khả năng dẫn truyền xung động thần kinh, bảo vệ tế bào não giúp cho sự tỉnh táo, tăng khả năng tập trung, hỗ trợ điều trị tốt rối loạn tăng động giảm chú ý (ở trẻ em), giảm lo lắng, trầm cảm rõ rệt và an toàn khi sử dụng ở người cao tuổi.. Đặc biệt, rau đắng biển có tác dụng giảm đau ngang ngửa với morphine, bảo vệ chức năng của các cơ quan trong cơ thể khỏi độc tính của các loại thuốc giảm đau hay chất kích thích.

Kết quả của nhóm nghiên cứu Đại học Wollongong Australia cũng cho thấy, rau đắng biển giúp tăng khả năng lưu giữ thông tin mới ở con người một cách rõ rệt, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học Thái Lan giải thích thêm, sở dĩ rau đắng biển có khả năng cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung có thể là do ức chế men AchE, làm tăng nồng độ chất dẫn truyền acetylcholine.

Một nghiên cứu gần đây trên động vật cho thấy, ăn rau đắng biển có thể giúp hạ huyết áp an toàn. Tuy nhiên, nghiên cứu này cần thêm các bằng chứng thuyết phục hơn nữa để có thể ứng dụng chiết xuất rau đắng biển vào các loại thực phẩm chức hay thuốc dành cho bệnh nhân bị tim mạch, tăng huyết áp…

Lưu ý khi sử dụng rau đắng biển

Y học chưa nhận ghi nhận trường hợp rau đắng biển gây độc tính cho người sử dụng. Một số tác dụng phụ là: Khô miệng, khát nước, mệt mỏi và buồn nôn.

Người bị bệnh tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn nhiều rau này, vì có thể gây ra nhịp tim không đều.

Với bệnh nhân đái tháo đường, ăn rau đắng biển có thể ảnh hưởng đến đường huyết và nồng độ insulin trong máu.

Người đang dùng thuốc chống đông máu không nên dùng rau đắng biển trước khi chuẩn bị phẫu thuật hoặc nhổ răng.

Những người đang dùng thuốc chống trầm cảm sertralin (Zoloft, Lustral), thuốc trị bệnh tuyến giáp hoặc thuốc chẹn calci cũng không nên dùng rau đắng biển.

Sản phẩm tham khảo:

Một số sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung có chứa thành phần rau đắng biển giúp ngăn ngừa suy giảm trí nhớ, giảm stress, hỗ trợ điều trị Alzheimer, dưỡng tâm an thần...: Hoạt huyết bổ máu - Đại Bắc (Công ty TNHH Đại Bắc), Brahmi (nhãn hiệu Himalaya, Ấn Độ), Bacopa Gold (NutriGold), Bacopa Monnieri (Nutrixeal, Pháp)...

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất