5 loại rau dại, cỏ dại chứa dược tính, dùng làm thức ăn, thuốc chữa bệnh

Rau xương cá thường được sử dụng để nấu canh giải nhiệt mùa hè

Bất ngờ với tác dụng của những loài cỏ mọc dại

Trung Quốc gọi "rau trường thọ", phương Tây tôn thảo dược quý còn người Việt vẫn bỏ phí

Sợ dính độc, mỗi ngày chỉ ăn 2 bó rau dại

Rau dại này còn hơn cả một loại rau sạch

Bồ công anh (Taraxacum docinale)

Bồ công anh là loài cây thân thảo thuộc họ Cúc, có hoa màu vàng, chứa hàm lượng beta carotene cao. Beta carotene là dạng sắc tố tự nhiên có trong các thực phẩm màu đỏ, cam như: Cà rốt, cà chua, bí ngô, đu đủ… Beta carotene được cơ thể hấp thụ dưới dạng vitamin A - chất chống oxy hóa mạnh đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe và tăng cường miễn dịch. Vitamin A giúp xương và thị lực khỏe mạnh, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa khi bạn già đi.

Bên cạnh đó, bồ công anh cũng là nguồn vitamin C phong phú, giúp cơ thể củng cố hệ thống miễn dịch và chống lại các gốc tự do gây bệnh. Bồ công anh được sử dụng như thực phẩm lợi tiểu, giải độc gan và thận, hỗ trợ điều trị chứng ợ nóng, bệnh thận và viêm ruột thừa.

Các bộ phận lá, thân, rễ của cây bồ công anh đều có thể ăn được. Hoa, lá được dùng để chế biến món salad và súp, rễ được dùng để làm trà thảo dược, đồ uống thay thế cà phê.

Trà bồ công anh hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và điều tiết nội tiết tố nữ

Cỏ ba lá (Achillea milleoliium)

Cỏ ba lá là loài thực vật có hoa nhỏ với đặc tính chống oxy hóa mạnh. Chúng được sử dụng như một loại thuốc mỡ giúp chữa lành các vết thương, cầm máu tốt và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, trầy xước và đau răng. Ngoài ra, cỏ ba lá được sử dụng để tăng cảm giác ngon miệng và giảm các triệu chứng cảm lạnh như: Sổ mũi, ho, nghẹt mũi và đau họng.

Cây tầm ma (Urtica dioica)

Những sợi lông sắc nhọn trên lá và thân của cây tầm ma gây ngứa và đau nhức khi chạm tay vào. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng, cây tầm ma mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vì chúng chứa dược tính cao.

Rễ và lá cây tầm ma chứa nhiều vitamin và khoáng chất, như: Sắt, calci và vitamin K. Đồng thời, cây tầm ma chứa nguồn nhiều chất chống oxy hóa, gồm vitamin A và vitamin C, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và rối loạn chuyển hóa. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã chứng minh cây tầm ma có tác dụng loại bỏ acid uric, làm giảm các triệu chứng của bệnh gout và hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng (sốt hoa cỏ).

Rau sam (Portulaca oleracea)

Rau sam là loại rau lá xanh, giàu acid béo omega-3. Dù phát triển ở những vùng đất cằn cỗi, lá rau sam lại chứa nhiều acid béo omega-3 hơn bất kỳ loại rau ăn được. Acid béo omega-3 là chất dinh dưỡng quan trọng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện các triệu chứng của hội chứng chuyển hóa, chống viêm và tăng cường sức khỏe của não. Rau sam giàu vitamin A, vitamin C, calci và magne. Do đó, rau sam được sử dụng để điều trị vết côn trùng cắn, vết ong đốt, vết loét da, tiêu chảy và bệnh trĩ.

Rau sam có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng

Rau xương cá (Stellaria media)

Rau xương cá là loại rau dại có hoa nhỏ, màu trắng. Rau xương cá chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, bao gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin D, calci, sắt và kali. Tất cả các dưỡng chất trong rau xương cá đều giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng trao đổi chất và tiêu hóa.

Rau xương cá được sử dụng để điều trị vết côn trùng cắn, vết bỏng, phát ban và làm lành vết thương. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng rau xương cá để trị ho, táo bón, giảm đau khớp và các vấn đề về bàng quang.

Các loại cỏ dại, rau dại trên có sẵn trong vườn, bãi đất trống. Bạn có thể tận dụng để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh. Để tránh các tác dụng phụ của cỏ dại, rau dại, bạn nên tìm hiểu kỹ về các thực vật này và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.

Phạm Mơ H+ (TheoThe Food.News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất